| Hotline: 0983.970.780

Bộ ba phòng trừ bệnh từ rễ-ngọn trên rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày

Thứ Năm 02/12/2021 , 09:00 (GMT+7)

Rau màu & cây công nghiệp ngắn ngày là những loại cây có nguy cơ bị nhiễm bệnh, thất thu năng suất rất cao và nhanh.

Mầm bệnh từ trong đất gây hại vùng rễ, cổ rễ; mầm bệnh từ trong nước và không khí gây hại thân, cành lá, bông trái…

Do vậy để bảo vệ cây trồng, phòng trừ toàn diện các bệnh hại có thể xâm nhập vào cây qua rễ, thân, cành lá, hoa trái… cần có biện pháp phòng trừ tổng hợp, trong đó can thiệp bằng thuốc BVTV cần ưu tiên sử dụng thuốc có nguồn gốc hữu cơ, sinh học hoặc thuốc có thời gian cách li ngắn.

Các bệnh hại phổ biến & tác nhân gây bệnh 

Trong điều kiện canh tác liên tục nhiều vụ một năm và ít thay đổi biện pháp canh tác nên mầm bệnh lưu tồn trong đất, nước & không khí ngày càng nhiều, thường xuyên gây hại trên rau màu. Các bệnh hại thường gặp ở hầu hết các bộ phận ở cây. Bệnh có thể xảy ra ở vùng rễ như thối rễ, khoan cổ rễ, héo xanh, héo vàng...hoặc trên thân như héo tóp thân, nứt thân chảy nhựa...

Ngoài ra, phổ biến hơn cả là bệnh gây ra trên cành lá, hoa trái như thán thư, sương mai, giả sương mai, thối lá, thối trái, đốm lá, đốm trái...

Các bệnh trên thường do tác nhân nấm và vi khuẩn gây ra.

Tiêu biểu các bệnh do vi khuẩn gây ra như bệnh héo xanh vi khuẩn do Pseudomonas/Rastonia solanacearum gây hại trên họ cà (cà chua, cà tím, khoai tây, ớt…), bệnh đốm lá cà chua do Xanthomonas campestris, thối nhũn bắp cải do Erwinia sp.

Bệnh hại do vi khuẩn thường lây lan rất nhanh, khi bị bệnh, vết bệnh lan rộng sang các bộ phận khác, các cây khác, hoặc có thể lan tới cả vườn khác chỉ trong thời gian rất ngắn, nên nếu sử dụng các loại thuốc trừ vi khuẩn hoạt chất cũ đã kháng thuốc, bệnh không được xử lý kịp thời, nhẹ thì cây chết từng chòm, nặng có thể chết rụi cả ruộng lúa hoặc cả vườn, làm thiệt hại 70-80% năng suất mùa vụ.

Bệnh do nấm tấn công gây bệnh sương mai cà chua & khoai tây do nấm Phytophthora infestans, bệnh sương mai trên ớt do nấm Phytophthora capsici, bệnh đốm lá cà chua do nấm Septoria lycopersici.

Phòng trừ bệnh là bắt buộc với qui trình canh tác mùa vụ, do nấm khuẩn mau kháng thuốc nên bà con có thói quen tăng liều, tăng lần sử dụng dẫn đến hại cây (nóng bông, nóng trái, ngộ độc cây), hủy hoại môi trường (chai đất, ô nhiễm nguồn nước, diệt sinh vật có lợi - chim, giun...), tăng chi phí sản xuất, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người phun xịt, người sử dụng, để lại dư lượng khó xuất khẩu, nên việc tìm kiếm một giải pháp không chỉ phòng trừ bệnh hiệu quả, mà còn an toàn, không gây nóng cây, không để lại dư lượng thuốc đang ngày càng quan trọng hơn đối với người nông dân.

Cách phòng trị hiệu quả và an toàn từ Hợp Trí

Do bệnh xảy ra ở nhiều bộ phận của cây và có thể do tác nhân nấm lẫn tác nhân vi khuẩn, trong khi thuốc trừ bệnh ít khi xử lý một chỗ sẽ trừ hết bệnh trên các bộ phận khác hoặc thuốc trừ nấm thì không thể trừ vi khuẩn nên bà con cần chú ý một số vấn đề.

Đầu tiên, cần chọn đúng thuốc, trong trường hợp này bà con nên chọn thuốc vừa có tác dụng trừ nấm vừa có tác dụng trừ vi khuẩn hoặc có thể kết hợp thuốc trừ nấm lẫn thuốc trừ vi khuẩn để tiết kiệm công phun xịt và chi phí.

Thứ hai, bà con sử dụng thuốc đúng cách nghĩa là bệnh ở bộ phận nào thì chúng ta nên xử lý thuốc vào bộ phận đó thì hiệu quả sẽ cao hơn. Ví dụ: bệnh ở dưới rễ nên phun hoặc tưới thuốc vào trong đất, bệnh trên thân thì nên phun hoặc quét thuốc ngay vết bệnh, bệnh trên thân cành lá bông trái thì phun thuốc lên tán...

Ngoài ra, bà con khi sử dụng thuốc cần lưu ý pha đúng liều lượng do nhà sản xuất khuyến cáo và xử lý thuốc đúng thời điểm khi bệnh vừa chớm xuất hiện hoặc có thể phun phòng.

Bộ ba giải pháp 1-Thuốc trừ bệnh hữu cơ Agrilife 100SL; 2-Phytocide 50WP và 3-Eddy 72WP do Công ty Hợp Trí cung cấp sẽ giúp bà con nông dân phòng trừ hiệu quả nhiều loại bệnh hại do nấm khuẩn xâm nhập & tấn công từ rễ đến ngọn trên rau màu & cây công nghiệp ngắn ngày trong nhiều giai đoạn.

Để giúp phòng trừ các bệnh hại do nấm trên cành lá, bông trái như sương mai, giả sương mai, thối lá, thối trái... bà con sử dụng thuốc Phytocide 50WP. Thuốc chứa hoạt chất thế hệ mới Dimethomorph ngoài đặc trị các bệnh hại nêu trên còn đặc biệt giúp tăng sức đề kháng cho cây trồng.

Để vừa trừ nấm vừa trừ vi khuẩn, bà con sử dụng sản phẩm Eddy 72WP phun/ tưới vào trong đất, quét lên thân và phun trên lá giai đoạn trước thu hoạch 15 – 20 ngày. Sản phẩm Eddy 72WP chứa đồng nguyên chất đạt chứng nhận hữu cơ Hoa Kỳ (OMRI) & Châu Âu (IMO) và hoạt chất thế hệ mới Dimethomorph (có trong sản phẩm Phytocide 50WP), đặc trị bệnh do một nhóm nấm Phytophthora tấn công trên các loại cây rau & công nghiệp ngắn ngày như bệnh mốc sương trên khoai tây, bệnh chết ẻo trên cây đậu xanh, bệnh héo xanh – héo vàng trên ớt và bệnh nứt thân – xì mủ trên họ bầu bí - dưa.

Ngoài ra trong trường hợp ở giai đoạn sắp thu hoạch cần phòng trừ các bệnh do vi khuẩn trên lá, trái...bà con có thể sử dụng thuốc trừ bệnh hữu cơ tiên tiến Agrilife 100SL với 3 hoạt chất Acid Ascorbic, Acid Citric, Acid Lactic có nhiều ưu điểm vượt trội:

  • 100% hữu cơ từ 3 acid tiên tiến, đặc trị vi khuẩn.
  • Khô nhanh vết bệnh, chặn đứng lây lan.
  • An toàn cho người sử dụng và cây trồng không gây nóng bông, khô trái.
  • Kích thích cây trồng sản sinh hoạt chất Phytoalexin tăng đề kháng với bệnh hại, hiệu quả kéo dài.
  • Không thời gian cách ly, phù hợp cho nông nghiệp hữu cơ, GlobalGAP.

AgriLife 100SL tác động hiệu quả cả 3 nhóm vi khuẩn gây hại cây trồng:

  • Vi khuẩn gây bệnh đốm lá, đốm trái
  • Vi khuẩn gây bệnh héo xanh
  • Vi khuẩn gây bệnh thối nhũn

Chúc bà con áp dụng thành công, cây sạch bệnh và đạt năng suất cao.

Xem thêm
Phân bón Cà Mau đồng hành cùng tỉnh Cà Mau phát triển bền vững

Nhiều năm qua, Phân bón Cà Mau đã thực hiện nhiều hoạt động an sinh xã hội tại Cà Mau, góp phần chăm lo đời sống người dân và phát triển bền vững.

Sâu cuốn lá và cách phòng trị

Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, nhất là ở vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và chất lượng nông sản...

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?