| Hotline: 0983.970.780

Bờ biển Thừa Thiên – Huế tan hoang sau mưa bão

Thứ Năm 20/10/2022 , 19:07 (GMT+7)

Liên tiếp hứng chịu nhiều đợt mưa bão, bờ biển Thừa Thiên – Huế đang bị xâm thực, xói lở nặng. Hiện chính quyền địa phương đã gia cố tạm, ngăn chặn sạt lở thêm.

Do ảnh hưởng của những đợt mưa bão vừa qua, khu vực ven biển, đầm phá của tỉnh Thừa Thiên - Huế có gió mạnh, sóng lớn khiến bờ biển bị xâm thực, sạt lở mạnh. Tại nhiều địa phương ven biển như huyện Phú Vang, Phú Lộc biển bị xâm thực kéo dài hàng trăm mét, ăn sâu vào đất liện cả chục mét.

Do ảnh hưởng của những đợt mưa bão vừa qua, khu vực ven biển, đầm phá của tỉnh Thừa Thiên - Huế có gió mạnh, sóng lớn khiến bờ biển bị xâm thực, sạt lở mạnh. Tại nhiều địa phương ven biển như huyện Phú Vang, Phú Lộc biển bị xâm thực kéo dài hàng trăm mét, ăn sâu vào đất liện cả chục mét.

Tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, biển xâm thực đã cuốn trôi hàng trăm khối lượng đất cát. Nhiều diện tích rừng dương phòng hộ được trồng để bảo vệ bờ biển cũng bị sóng đánh ngã và cuốn trôi.

Tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, biển xâm thực đã cuốn trôi hàng trăm khối lượng đất cát. Nhiều diện tích rừng dương phòng hộ được trồng để bảo vệ bờ biển cũng bị sóng đánh ngã và cuốn trôi.

Theo UBND huyện Phú Vang, những năm qua, đặc biệt là sau các đợt mưa bão năm 2020 và năm 2021, tình trạng sạt lở nặng diễn ra tại nhiều vị trí dọc tuyến bờ biển đoạn qua xã Phú Thuận và xã Phú Hải đã làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhiều hộ dân.

Theo UBND huyện Phú Vang, những năm qua, đặc biệt là sau các đợt mưa bão năm 2020 và năm 2021, tình trạng sạt lở nặng diễn ra tại nhiều vị trí dọc tuyến bờ biển đoạn qua xã Phú Thuận và xã Phú Hải đã làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhiều hộ dân.

Chính quyền địa phương, với tiềm lực hạn hẹp của mình, bước đầu chỉ mới huy động lực lượng chức năng dùng các bao tải chứa cát để gia cố những điểm sạt lở, hạn chế biển xâm thực thêm. 

Chính quyền địa phương, với tiềm lực hạn hẹp của mình, bước đầu chỉ mới huy động lực lượng chức năng dùng các bao tải chứa cát để gia cố những điểm sạt lở, hạn chế biển xâm thực thêm. 

Ông Đặng Tiến Tuỳ, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tình trạng biển xâm thực vào bờ đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân, đe dọa các cơ sở hạ tầng phía bên trong. Để xử lý dứt điểm tình trạng sạt lở bờ biển, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thông qua dự án đầu tư, xử lý sạt lở bờ biển đoạn qua xã Phú Thuận và xã Phú Hải với kinh phí dự kiến 160 tỷ đồng. Hiện đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hàng ngàn hộ dân sinh sống xung quanh vùng ven biển yên tâm và ổn định cuộc sống.

Ông Đặng Tiến Tuỳ, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tình trạng biển xâm thực vào bờ đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân, đe dọa các cơ sở hạ tầng phía bên trong. Để xử lý dứt điểm tình trạng sạt lở bờ biển, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thông qua dự án đầu tư, xử lý sạt lở bờ biển đoạn qua xã Phú Thuận và xã Phú Hải với kinh phí dự kiến 160 tỷ đồng. Hiện đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hàng ngàn hộ dân sinh sống xung quanh vùng ven biển yên tâm và ổn định cuộc sống.

Trong khi đó, tại huyện Phú Lộc, tình trạng biển xâm thực kéo dài nhiều năm qua càng thêm trầm trọng khi thời gian qua mưa bão liên tiếp đổ xuống địa phương này. Trong ảnh là nhiều nhà hàng, quán ăn tại thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc) vốn được người dân xây dựng để phục vụ du khách đã bị sóng to, gió lớn đánh tan hoang. 

Trong khi đó, tại huyện Phú Lộc, tình trạng biển xâm thực kéo dài nhiều năm qua càng thêm trầm trọng khi thời gian qua mưa bão liên tiếp đổ xuống địa phương này. Trong ảnh là nhiều nhà hàng, quán ăn tại thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc) vốn được người dân xây dựng để phục vụ du khách đã bị sóng to, gió lớn đánh tan hoang. 

Sóng lớn kết với triều cường đã làm những khu vực trước đây là bãi biển kéo dài hàng ngàn mét, cũng nơi vui chơi của du khách ngập trong nước biển. 

Sóng lớn kết với triều cường đã làm những khu vực trước đây là bãi biển kéo dài hàng ngàn mét, cũng nơi vui chơi của du khách ngập trong nước biển. 

Theo thống kê từ Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế, do ảnh hưởng liên tiếp của các đợt thiên tai trong 9 tháng đầu năm 2022, thiên tai đã tiếp tục làm sạt lở hơn 21,7km bờ sông, bờ biển. Bên cạnh đó, mưa bão cũng làm 38km đê bao nội đồng, 20km kênh mương dẫn nước phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp cùng các công trình phụ trợ khác, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tính mạng, sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại của người dân.

Theo thống kê từ Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế, do ảnh hưởng liên tiếp của các đợt thiên tai trong 9 tháng đầu năm 2022, thiên tai đã tiếp tục làm sạt lở hơn 21,7km bờ sông, bờ biển. Bên cạnh đó, mưa bão cũng làm 38km đê bao nội đồng, 20km kênh mương dẫn nước phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp cùng các công trình phụ trợ khác, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tính mạng, sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại của người dân.

Ngày 19/10, đi kiểm tra thực tế tại điểm sạt lở xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tập trung triển khai các giải pháp cấp bách với tinh thần nhanh nhất có thể, không để tình trạng biển xâm thực đi sâu thêm vào đất liền.

Ngày 19/10, đi kiểm tra thực tế tại điểm sạt lở xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tập trung triển khai các giải pháp cấp bách với tinh thần nhanh nhất có thể, không để tình trạng biển xâm thực đi sâu thêm vào đất liền.

Xem thêm
Việt Nam xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo trong 10 tháng

Kon Tum khó hoàn thành kế hoạch trồng 1.000ha chanh dây. Việt Nam xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo trong 10 tháng. Nửa đầu tháng 11, xuất khẩu cà phê giảm 45% so với cùng kỳ. Việt Nam trong tốp 3 nguồn cung dừa tươi lớn nhất cho Hoa Kỳ.

Hội quán chứng minh được vai trò tiên phong trong xây dựng nông thôn mới

Mô hình hội quán ở tỉnh Đồng Tháp đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong xây dựng nông thôn mới. Không chỉ là nơi gắn kết cộng đồng, hội quán còn trở thành trung tâm thúc đẩy sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế bền vững, góp phần thay đổi diện mạo làng quê và nâng cao đời sống người dân.

Ruồi lính đen mở ra kỳ vọng mới cho ngành chăn nuôi

Ấu trùng của ruồi lính đen chứa nhiều dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích trong chăn nuôi, góp phần thúc đẩy chăn nuôi bền vững, giảm phát thải ra môi trường.

'Cùng em tới lớp' trao 100 xe đạp ở Thừa Thiên - Huế

Trong năm 2024, chương trình 'Cùng em tới lớp' đã được Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Quỹ Thiện Tâm trao 300 chiếc xe đạp giúp hàng trăm học sinh khó khăn giảm bớt trở ngại trên hành trình chinh phục tri thức.