| Hotline: 0983.970.780

Bộ Công an bắt giữ hàng loạt tàu khai thác cát lậu

Thứ Bảy 23/10/2021 , 06:05 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Hơn 20 tàu hút cát lậu trên sông Văn Úc, đoạn qua các huyện Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thụy vừa bị lực lượng chức năng bắt giữ.

Hơn 20 tàu khai thác cát lậu trên sông Văn Úc bị bắt giữ. Ảnh: MC.

Hơn 20 tàu khai thác cát lậu trên sông Văn Úc bị bắt giữ. Ảnh: MC.

Tối 22/10, nguồn thông tin của Báo NNVN cho biết, các lực lượng chức năng Bộ Công an ra quân phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ của Công an TP.Hải Phòng vừa phát hiện và bắt giữ hơn 20 tàu hút cát trái phép trên sông Văn Úc đoạn qua các huyện Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thụy.

Cụ thể, thông tin cho hay, rạng sáng 20/10, khi những chiếc tàu nói trên đang khai thác cát trái phép tại đoạn sông chảy qua địa phận các xã Toàn Thắng, Quang Phục (huyện Tiên Lãng), xã Ngũ Phúc, Minh Tân (huyện Kiến Thuỵ) và đoạn sông chảy qua địa bàn xã Quang Trung (huyện An Lão) thì bị lực lượng công an mật phục và bắt quả tang.

Bị vây bắt bất ngờ, một số đối tượng đang làm việc trên các tàu hút cát đã nhảy xuống sông để tẩu thoát, sau đó, lực lượng công an đã huy động thêm nhiều phương tiện, nhân lực để tham gia bắt giữ. “Vụ việc do Bộ Công an về bắt, chúng tôi đang phối hợp xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật”, nguồn thông tin cho hay.

Theo tìm hiểu, nhiều năm gần đây, tình trạng khai thác cát trái phép trên tuyến sông Văn Úc chảy qua các huyện An Lão, Tiên Lãng, Kiến Thụy và các gồ cát ven biển luôn là chủ đề “nóng”, được dư luận và cơ quan chức năng quan tâm.

Nhiều đợt ra quân được chính quyền các địa phương và lực lượng chức năng tổ chức, đã phát hiện và xử lỳ nhiều trường hợp vi phạm thu ngân sách hàng tỷ đồng nhưng sau đó tình trạng tàu hút cát trái phép vẫn diễn ra.

Theo Sở TNMT Hải Phòng (tại văn bản số 1624 gửi Báo NNVN), từ 1/1/2018 đến tháng 3/2021, chỉ tính riêng tại địa phận huyện Kiến Thụy và huyện Tiên Lãng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 21 vụ/31 phương tiện/177 trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát.

Tàu khai thác cát trái phép tại vùng biển Tiên Lãng bị ngư dân phát hiện. Ảnh: Đinh Mười.

Tàu khai thác cát trái phép tại vùng biển Tiên Lãng bị ngư dân phát hiện. Ảnh: Đinh Mười.

Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ 2017 đến năm 2020, riêng UBND huyện Kiến Thụy đã kiểm tra, xử lý, phát 29 trường hợp, 1 tổ chức vi phạm pháp luật trong khai thác cát đen.

Còn UBND huyện Tiên Lãng, trong thời gian trên cũng đã phát hiện, xử lý 4 trường hợp khai thác cát trái phép tại trên sông Văn Úc, 2 trường hợp có hành vi khai thác cát trái phép tại khu vực cửa sông Văn Úc và cửa sông Thái Bình.

Về việc cấp phép, UBND TP Hải Phòng đã cấp 22 giấy phép khai thác khoáng sản cát (không có khoáng sản sỏi) làm vật liệu san lấp cho 19 tổ chức, doanh nghiệp, nhưng năm 2020 đã tước giấy phép khai thác cát có thời hạn với 9 doanh nghiệp.

Được biết, hiện tại, UBND TP.Hải Phòng chưa cấp phép hoạt động tận thu, khai thác tài nguyên khoáng sản cát cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào tại khu vực sông Văn Úc, đoạn chảy qua địa phận các huyện An Lão, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng và các gồ cát ven biển thuộc huyện Tiên Lãng.

Tuy vậy, tình trạng khai thác cát trái phép tại các khu vực nói trên vẫn xảy ra, nhất là tại khu vực xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Báo NNVN đã nhiều lần nhận được phản ánh về tình trạng hàng chục tàu hút cát trái phép tại khu vực nuôi ngao của người dân.

Đơn cử như vụ việc xảy ra vào tháng 4/2021, người dân tại thôn Nam Hải, xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy, đã phát hiện và phối hợp với bộ đội biên phòng bắt giữ 3 tàu khai thác cát tại khu vực nuôi ngao ở Cồn Đông, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.

Vụ việc này, PV đã trực tiếp có mặt tại hiện trường, ghi nhận việc bàn giao 3 chiếc tàu hút cát nói trên cho đại diện đồn biên phòng Đoàn Xá, sau đó lực lượng chức năng đã đưa những chiếc tàu khai thác cát này về đồn biên phòng Đồ Sơn để làm rõ và xử lý.

Clip phản ánh của người dân tại thôn Nam Hải, xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy về tình trạng tàu khai thác cát trái phép ở Cồn Đông, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cảnh báo tình trạng xả nước thải ao tôm ra môi trường

Bạc Liêu cảnh báo tình trạng xả nước thải liên tục từ các ao nuôi tôm ra môi trường, nhất là các hộ nuôi tôm siêu thâm canh.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm