| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT kết nối doanh nghiệp đẩy nhanh nhập khẩu, tiêu thụ thịt lợn

Thứ Năm 19/03/2020 , 18:30 (GMT+7)

Chiều 19/3, Bộ NN-PTNT trực tiếp kết nối Tập đoàn Miratorg của Nga và Tập đoàn Masan của Việt Nam đẩy nhanh việc hợp tác nhập khẩu, phân phối, tiêu thụ thịt lợn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chiều 19/3 có buổi làm việc kết nối Tập đoàn Miratorg và Tập đoàn Masan về nhập khẩu, phân phối tiêu thụ thịt lợn. Ảnh: Nguyên Huân.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chiều 19/3 có buổi làm việc kết nối Tập đoàn Miratorg và Tập đoàn Masan về nhập khẩu, phân phối tiêu thụ thịt lợn. Ảnh: Nguyên Huân.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, bên cạnh việc tăng cường các biện pháp tái đàn gắn với an toàn sinh học, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chăn nuôi, Chính phủ, Bộ NN-PTNT đang khuyến khích tăng cường nhập khẩu để bình ổn mặt hàng thịt lợn trong nước.

Ngoài việc tăng cường nhập khẩu thịt lợn từ các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Brazil, Hàn Quốc... Bộ NN-PTNT cũng đã hoàn thiện các thủ tục nhập khẩu đối với Tập đoàn Miratorg, doanh nghiệp sản xuất thịt lợn lớn nhất Liên bang Nga.

Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, mặc dù số liệu thống kê nhập khẩu thịt lợn năm 2019 và đầu năm 2020 của Việt Nam quy theo tỷ lệ % so với các năm trước tăng rất cao, nhưng nếu tính theo sản lượng còn rất nhỏ so với tổng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn hàng năm của nước ta.

Do đó, thông qua việc kết nối Tập đoàn Miratorg và Tập đoàn Masan, hai doanh nghiệp hàng đầu trong chăn nuôi, chế biến và phân phối thịt lợn của Nga và Việt Nam, Bộ NN-PTNT đề nghị hai đơn vị nhanh chóng kết nối, thương thảo hợp đồng để sớm đưa các sản phẩm thịt lợn của Nga tới tay người tiêu dùng, qua đó góp phần giảm áp lực nguồn cung thịt lợn trong nước.

Miratorg là Tập đoàn sản xuất thịt lợn lớn nhất Liên bang Nga. Ảnh: Miratorg.

Miratorg là Tập đoàn sản xuất thịt lợn lớn nhất Liên bang Nga. Ảnh: Miratorg.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Long, Phó cục trưởng Cục Thú y, từ đầu năm đến nay Việt Nam đã nhập khẩu từ các nước trên 25.000 tấn thịt lợn, trong đó cả năm 2019 tổng lượng nhập thịt lợn của Việt Nam chỉa khoảng 67.000 tấn.

Ngoài Tập đoàn Miratorg, hiện Cục Thú y cũng đang đề nghị hai doanh nghiệp khác của Liên bang Nga hoàn thiện một số thủ tục, giấy tờ còn thiếu theo quy định của Việt Nam và quốc tế để tiếp tục cấp phép xuất khẩu thịt lợn vào Việt Nam trong thời gian tới.

Đại diện Tập đoàn Miratorg cho biết, bình quân mỗi năm Liên bang Nga xuất khẩu khoảng 1,8 triệu tấn thịt bò, 1,6 triệu tấn thịt gà và 3,6 triệu tấn thịt lợn. Riêng Tập đoàn Miratorg năm 2020 công suất sản xuất dự kiến đạt 400.000 tấn thịt lợn (sau 2 năm nữa sẽ tăng lên 900.000 tấn), 200.000 tấn thịt bò và 350.000 tấn thịt gà.

Sau khi được các cơ quan chức năng Việt Nam cho phép, Tập đoàn Miratorg đã xuất khẩu những chuyến thịt lợn đầu tiên vào Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, phía Miratorg đã xuất khẩu sang thị trường Việt Nam gần 3.300 tấn thịt lợn, trong đó lô thịt lợn đầu tiên trên 200 tấn đã về tới Việt Nam ngày 7/3 vừa qua.

Tập đoàn Miratorg kỳ vọng trong năm 2020 này sẽ xuất khẩu sang thị trường Việt Nam trên 50.000 tấn thịt lợn và tăng dần ở các năm tiếp theo.

Masan hiện là nhà sản xuất, phân phối thịt mát hàng đầu Việt Nam. Ảnh: MML.

Masan hiện là nhà sản xuất, phân phối thịt mát hàng đầu Việt Nam. Ảnh: MML.

Tiếp xúc với Tập đoàn Miratorg của Nga, đại diện Tập đoàn Masan của Việt Nam bày tỏ sự cảm ơn tới Bộ NN-PTNT đã kết nối giúp doanh nghiệp trong việc tìm nguồn cung thực phẩm thịt lợn đảm bảo chất lượng.

Với lợi thế hàng chục nghìn điểm bán lẻ, siêu thị, cửa hàng tiện ích, nhu cầu nguồn hàng thịt lợn hàng ngày của Masan hiện rất lớn, trong khi các nhà máy của Masan tại tỉnh Hà Nam và Long An chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nên thông qua Bộ NN-PTNT, Masan hy vọng các sản phẩm thịt lợn của Miratorg sẽ có mặt trên quầy thực phẩm của Masan trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm