| Hotline: 0983.970.780

Masan MEATLife chính thức giao dịch cổ phiếu trên thị trường UPCoM

Thứ Hai 09/12/2019 , 16:37 (GMT+7)

Ngày đầu lên UPCoM, Masan MEATLife hút nhà đầu tư nhờ cú hích từ thương vụ M&A đình đám.    

Ngày 9/12, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức Lễ trao Quyết định Niêm yết và đưa 324,327,447 cổ phiếu của Công ty Cổ phần Masan MEATLife (mã chứng khoán MML) vào giao dịch trên thị trường UPCoM.

Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của MML là 80.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hóa khởi điểm của Masan MEATLife xấp xỉ 26.000 tỷ đồng. Masan MEATLife là một công ty thành viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN).

Ông Nguyễn Như Quỳnh, Thành viên HĐQT, Phó TGĐ phụ trách Ban điều hành Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã trao Quyết định niêm yết và chúc mừng phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu MML.

Ông Quỳnh cho biết, HNX sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ Masan MEATLife trong việc cập nhật các chính sách, quy định dành cho các doanh nghiệp niêm yết. HNX kỳ vọng Masan MEATLife sẽ thực hiện nghiêm túc các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán, đặc biệt là các quy định về công bố thông tin, công khai minh bạch tình hình tài chính và tình hình hoạt động.

Tại buổi lễ, ông Phạm Trung Lâm - Tổng giám đốc Masan MEATLife phát biểu: “Nằm trong chiến lược chuyển đổi sang mô hình FMCG có tốc độ tăng trưởng nhanh, việc Masan MEATLife chính thức giao dịch cổ phiếu trên thị trường UPCoM thể hiện tầm nhìn dài hạn của HĐQT, Ban Lãnh đạo công ty.

Đây cũng là động lực để Masan MEATLife nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, tăng tính minh bạch, đồng thời mở ra cơ hội cho nhà đầu tư, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. Chúng tôi luôn ý thức trách nhiệm của mình với các cổ đông: là công ty kinh doanh hiệu quả, minh bạch, phát triển bền vững đi cùng sự phát triển kinh tế của đất nước".

Ông Phạm Trung Lâm - TGĐ Masan MEATLife thực hiện nghi thức đánh cồng.

Công ty Cổ phần Masan MEATLife tiền thân là Công ty Cổ phần Masan Nutri Science, được thành lập năm 2015 với sứ mệnh xây dựng chuỗi giá trị thịt có thương hiệu phục vụ cho gần 100 triệu người Việt Nam.

Trong hành trình 4 năm phát triển và tăng trưởng vượt bậc, Masan MEATLife tự hào ghi dấu ấn của mình trên thị trường khi là:

+ Công ty đầu tiên tại Việt Nam hoàn thiện mô hình nông nghiệp khép kín 3F với quy mô lớn, hiện đại.

+ MEATDeli là thương hiệu thịt mát đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn Châu Âu, đang phục vụ gần 20 triệu khách hàng tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đồng thời, Masan MEATLife đang giữ vị trí số 2 cả nước về sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Ngày 3/12 vừa qua, Tập đoàn Vingroup đã công bố sáp nhập VinCommerce và VinEco vào Tập đoàn Masan. Đồng nghĩa, Masan sẽ sở hữu hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam, bao gồm 2.600 siêu thị và cửa hàng Vinmart, Vinmart+. Hiện hai bên đang sát sao làm việc với nhau để đảm bảo mỗi cửa hàng Vinmart+ sẽ trở thành điểm bán MEATDeli. Điều này cho phép, đến cuối năm 2020, sẽ có hơn 4.000 điểm bán MEATDeli tại tất cả các đô thị trên toàn quốc.

Sắp tới, Masan MEATLife cho ra mắt sản phẩm thịt chế biến để tối ưu hóa lợi nhuận. Tổ hợp chế biến thịt thứ 2 cũng đang được gấp rút xây dựng tại tỉnh Long An và dự kiến hoạt động vào quý 4 năm 2020.

Thị trường thịt heo khổng lồ trị giá 10 tỷ USD với 99% sản phẩm chưa có thương hiệu, Masan MEATLife đang có lợi thế rất lớn để trở thành người tiên phong, dẫn đầu thị trường về các sản phẩm thịt đóng gói có thương hiệu Tươi ngon - An toàn - Giá cả hợp lý.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm