| Hotline: 0983.970.780

Bộ NN-PTNT kiến nghị tiếp tục làm đầu mối trao đổi về Lệnh 248, 249

Thứ Tư 02/03/2022 , 07:38 (GMT+7)

Nhờ nhiều biện pháp quyết liệt, kịp thời, đồng bộ của Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ NN-PTNT góp phần giúp doanh nghiệp trong nước thích ứng Lệnh 248, Lệnh 249, đảm bảo xuất khẩu.

1.656 doanh nghiệp được cấp mã số theo quy định của Lệnh 248.

1.656 doanh nghiệp được cấp mã số theo quy định của Lệnh 248.

Theo báo cáo của Văn phòng SPS Việt Nam, tính đến ngày 22/2/2022, có 1.656 doanh nghiệp được cấp mã số theo quy định của Lệnh 248. Trong đó: 779 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, 187 doanh nghiệp do Cục Bảo vệ thực vật đề xuất; 11 doanh nghiệp xuất khẩu sữa thuộc thẩm quyền Cục Thú y quản lý.

Do mức độ đa dạng của các sản phẩm do Cục Bảo vệ thực vật quản lý, nên Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới cấp khoảng 70% khối lượng theo đề xuất. Thời gian tới, Cục Bảo vệ thực vật tiếp tục làm việc với phía bạn, để hoàn tất đăng ký cho 270 doanh nghiệp.

Phần còn lại, trong số 1.656 doanh nghiệp, là mã số cấp cho doanh nghiệp tự đăng ký; và doanh nghiệp thuộc quản lý của Bộ Công Thương, Bộ Y tế. 

Lệnh 248, Lệnh 249 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Trong hai tháng qua, Văn phòng SPS Việt Nam nhận thấy hai khó khăn chính trong việc cấp mã số và đăng ký cho doanh nghiệp.

Một, tồn tại một số lỗi kỹ thuật khi sử dụng hệ thống đăng ký doanh nghiệp nước ngoài trực tuyến của Tổng cục Hải quan Trung Quốc do hệ thống mới vận hành như: tốc độ truy cập chậm, ngôn ngữ Tiếng Trung, lỗi giao diện khó theo dõi...

Hai, việc phê duyệt mã sản phẩm của Tổng cục Hải quan Trung Quốc còn chậm và chưa có quy định về thời gian phê duyệt cấp mã số đăng ký doanh nghiệp. Đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, do mức độ đa dạng của sản phẩm nên hiện Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới cấp khoảng 70% so với danh sách đăng ký của Cục Bảo vệ thực vật.

Nhằm tiếp tục triển khai tốt Chỉ thị 26/NĐ-CP của Thủ tướng và kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong đáp ứng các quy định tại Lệnh 248, Lệnh 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Bộ NN-PTNT kiến nghị Thủ tướng 3 vấn đề. Một trong số đó, là tiếp tục làm đầu mối trao đổi với phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc để triển khai tiếp việc đăng ký doanh nghiệp.

Đây là cơ sở để Bộ NN-PTNT tiếp tục trao đổi với phía Trung Quốc để tháo gỡ các vướng mắc kỹ thuật khi đăng ký trên cổng thông tin điện tử một cửa của Hải quan Trung Quốc; cũng như việc chậm cấp mã số doanh nghiệp cho các mặt hàng là sản phẩm có nguồn gốc thực vật và những vướng mắc phát sinh.

Bộ NN-PTNT cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Y tế triển khai ban hành và trực tiếp hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm theo thẩm quyền quản lý, được phân công tại Nghị định 15/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ đối với nhóm 18 mặt hàng theo quy định tại điều 7 Lệnh 248.

Ngoài ra, Bộ NN-PTNT kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Ngoại giao có ý kiến với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc về việc tăng cường đôn đốc và trao đổi với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhằm kịp thời có thông tin mới nhất về các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Lệnh 248, Lệnh 249.

Vào tháng 4/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành Lệnh 248 về "Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu", và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu". Những doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Việt Nam, muốn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, bắt buộc tuân thủ những quy định mới.

Bất chấp dịch bệnh và nhiều khó khăn khách quan, Văn phòng SPS Việt Nam đã có nhiều phiên hội nghị, hội thảo nhằm giải đáp các thắc mắc với doanh nghiệp. Cụ thể: Văn phòng đã hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký; thông tin đầu mối cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ; giải đáp các vướng mắc trong quá trình đăng ký doanh nghiệp được Bộ NN-PTNT thực hiện phân giao các bộ phận thường trực trả lời, tiếp nhận và giải đáp thông tin; tích cực trong trao đổi với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để triển khai đáp ứng quy định mới.

Cùng với đó, Văn phòng cũng tổ chức cho các cơ quan của Bộ Y tế, Bộ Công thương, các cơ quan thuôc Bộ NN-PTNT, các hiệp hội và đại diện doanh nghiệp tham dự phiên họp giới thiệu về Lệnh 248, Lệnh 249 do Tổng cục Hải quan Trung Quốc phối hợp với Ban Thư ký ASEAN tổ chức cho thành viên các nước ASEAN vào tháng 11/2021.

Nhờ thường xuyên trao đổi làm việc qua email và công hàm từ tháng 11/2021 đến nay, Văn phòng SPS Việt Nam giúp Bộ NN-PTNT sớm tiếp nhận các vướng mắc từ các cơ quan có thẩm quyền, của khối doanh nghiệp để trao đổi trực tiếp hoặc thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc để tháo gỡ vướng mắc phát sinh cho các cơ quan liên quan.

5 cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quản lý 18 nhóm mặt hàng theo đề nghị của Tổng cục Hải quan Trung Quốc là: Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản & Thủy sản; Cục Thú y (Bộ NN-PTNT); Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Vụ Khoa học & Công nghệ (Bộ Công thương). Văn phòng SPS Việt Nam đã tiếp nhận và chuyển giao tài khoản và mật khẩu của cả 5 cơ quan được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp và mã số doanh nghiệp thuộc phạm vi từng đơn vị quản lý.

18 nhóm mặt hàng được quy định trong Lệnh 249 là: Thịt và các sản phẩm từ thịt, vỏ ruột, sản phẩm thủy sản, sản phẩm từ sữa, yến sào và sản phẩm từ tổ yến, sản phẩm từ ong, trứng và các sản phẩm từ trứng, chất béo và dầu thực phẩm, thực phẩm chế biến hỗn hợp từ bột mì, thực phẩm từ ngũ cốc, sản phẩm công nghiệp xay xát ngũ cốc và mạch nha, rau củ tươi và khô, đậu khô, gia vị, các loại hạt và hạt giống, trái cây sấy khô, hạt cà phê và hạt ca cao chưa rang, thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt, thực phẩm chức năng.

Doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm trong nhóm 18 mặt hàng này bắt buộc phải đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhiều dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ đạt kết quả tốt

Chiều 22/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…