| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Lê Minh Hoan động viên lực lượng cứu hộ cứu nạn tỉnh Thái Nguyên

Thứ Tư 11/09/2024 , 21:30 (GMT+7)

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra một số tuyến đê và thăm hỏi, động viên, tặng quà lực lượng cứu hộ cứu nạn tại tỉnh Thái Nguyên.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan (thứ hai từ trái sang) thị sát tuyến đê khu vực cầu Bến Tượng, một trong những tuyến đê xung yếu tại TP Thái Nguyên. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan (thứ hai từ trái sang) thị sát tuyến đê khu vực cầu Bến Tượng, một trong những tuyến đê xung yếu tại TP Thái Nguyên. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chiều 11/9, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm trưởng đoàn đã đi thị sát, kiểm tra và động viên công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn tại tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, Đoàn công tác đã tới kiểm tra tuyến đê khu vực cầu Bến Tượng (TP Thái Nguyên) và thăm hỏi, động viên, tặng quà lực lượng cứu hộ cứu nạn tuyến đê Chã, đoạn qua địa bàn TP Phổ Yên.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng, vừa qua Thái Nguyên đã phải đối mặt với trận lụt lịch sử. Những ngày qua, do ảnh hưởng của mưa lũ, tình trạng ngập úng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khá nghiêm trọng.

Tại TP Thái Nguyên, lực lượng chức năng tạm thời cấm người, phương tiện đi qua cầu Gia Bẩy, cầu Bến Tượng, cầu Mỏ Bạch và một số khu vực bị ngập sâu, cấm người và phương tiện lưu thông… Đặc biệt, trên địa bàn thành phố có 81 xóm, tổ dân phố của 17 xã, phường nằm ven sông Cầu bị ngập sâu, trong đó có 20 xóm, tổ dân phố bị cô lập.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng (trái) cho biết, đây là trận lụt lịch sử tại Thái Nguyên. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng (trái) cho biết, đây là trận lụt lịch sử tại Thái Nguyên. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo số liệu rà soát, báo cáo của các Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tính đến ngày 11/9, vẫn chưa xác định chính xác thiệt hại về người. Ước tổng giá trị thiệt hại về tài sản là 195,6 tỷ đồng.

Cụ thể, về nhà ở, hơn 3.000 hộ phải di dời khẩn cấp, hơn 300 nhà bị tốc mái. Về giáo dục, đã có 25 điểm trường bị ảnh hưởng. Về sản xuất nông nghiệp, hơn 7.300ha lúa, hoa màu và 415ha cây rừng bị thiệt hại; hơn 255.000 con gia súc, gia cầm bị chết; hơn 1.600ha nuôi cá bị ngập.

Về giao thông, đã có 117 điểm sạt lở. Về thông tin liên lạc, 14 cột treo cáp bị gãy đổ, 3.300m dây bị đứt và nhiều thiết bị đầu cuối bị hư hỏng. Về công nghiệp, 4 trạm biến áp bị hư hỏng, 60 cột điện bị đổ. Hiện nay các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn đang tiếp tục rà soát, thống kê, đánh giá thiệt hại.

Đoàn công tác động viên lực lượng cứu hộ cứu nạn tuyến đê Chã, đoạn qua địa bàn TP. Phổ Yên. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đoàn công tác động viên lực lượng cứu hộ cứu nạn tuyến đê Chã, đoạn qua địa bàn TP. Phổ Yên. Ảnh: Phạm Hiếu.

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết và tình trạng ngập úng tại nhiều khu vực, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Thái Nguyên đã tập trung cả hệ thống chính trị để ứng phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. Vừa qua, lực lượng Quân đội, Công an đã huy động trên 7.000 cán bộ chiến sỹ và dân quân tự vệ để hỗ trợ người dân ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ, ngập lụt gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Nhằm kịp thời ứng phó với lũ trên sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên đã huy động gần 1.000 cán bộ, chiến sỹ và lực lượng xung kích địa phương cùng các phương tiện, trang thiết bị, vật tư cần thiết thực hiện gia cố đê tại 5 vị trí khu vực TP. Thái Nguyên với tổng chiều dài khoảng 300m, đảm bảo khả năng chống lũ của tuyến đê.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng quà cho lực lượng cứu hộ cứu nạn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng quà cho lực lượng cứu hộ cứu nạn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hiện nay, tỉnh cũng đang tích cực tổ chức ứng trực, triển khai các biện pháp ứng phó, đảm bảo an toàn tính mạng của người dân và hệ thống đê điều, hồ đập. Đồng thời, bố trí, huy động thêm lực lượng túc trực, tuần tra canh gác, theo dõi mực nước và diễn biến khu vực đắp đê gia cố.

Các địa phương cũng đã huy động lực lượng, phương tiện tại cơ sở giúp các hộ gia đình thu dọn hiện trường, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; tiếp tục kiểm tra, rà soát, thống kê đánh giá thiệt hại trên địa bàn và báo cáo theo quy định.

Thăm hỏi, động viên, tặng quà lực lượng cứu hộ cứu nạn tuyến đê Chã, đoạn qua địa bàn TP. Phổ Yên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh công tác ứng phó sau mưa bão là vấn đề rất quan trọng. Do vậy tỉnh Thái Nguyên cần theo dõi diễn biến mưa lũ để chủ động ứng phó, tránh để xảy ra sự cố đáng tiếc. Đồng thời, cần sớm khắc phục hậu quả sau thiên tai, sớm đưa cuộc sống của bà con trở lại bình thường.

Một số hình ảnh của Đoàn công tác tại Thái Nguyên:

 
 
 
 

Xem thêm
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm Phó Bí thư Tỉnh ủy
Cà Mau

Ông Nguyễn Đức Hiển được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, nhiệm kỳ 2020-2025.

Một số khu vực vùng ĐBSH sẽ thoát ngập úng trong vài ngày tới

Thông tin dự báo cho thấy, lượng mưa ở vùng ĐBSH đang giảm, mực nước sông đã qua đỉnh và xu thế xuống dần, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tiêu úng.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Kon Tum siết chặt quản lý vườn sâm Ngọc Linh

Ngày 14/9, UBND tỉnh Kon Tum đã có công văn gửi UBND các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và các sở ngành liên quan về việc tăng cường kiểm soát vườn sâm Ngọc Linh.