| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Lê Minh Hoan 'nhờ' đại biểu quốc hội lan tỏa ý nghĩa Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Thứ Sáu 24/11/2023 , 22:00 (GMT+7)

Bộ trưởng cho biết, Đề án nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chiều 24/11, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã gặp gỡ đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trao đổi về những giải pháp để triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ tại buổi làm việc. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ tại buổi làm việc. 

Khẳng định tại buổi làm việc, các đại biểu cho rằng, sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long là lợi thế của vùng và có vai trò nòng cốt đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam. Vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở Đồng bằng sông Cửu Long là nội dung mang tính đột phá trong tổ chức lại sản xuất ngành hàng lúa gạo, nâng cao giá trị gia tăng trong toàn chuỗi, bảo đảm phát triển ngày càng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng tăng, đóng góp vào tăng trưởng xanh và góp phần thực hiện cam kết của Chính phủ tại hội nghị COP 26, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, địa phương đã rà soát các diện tích và điều kiện như hợp tác xã, quy trình thâm canh, canh tác… Về mặt thuận lợi nông dân trồng lúa ở Cà Mau đã có kinh nghiệm áp dụng được các tiến bộ kỹ thuật, áp dụng một số tiêu chuẩn về sản xuất lúa hữu cơ, theo hướng hữu cơ, VietGAP và áp dụng các quy trình "3 giảm, 3 tăng". Cà Mau kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Đề án để địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nông dân và doanh nghiệp, tính được tín chỉ các bon để tập huấn cho bà con nông dân.

Người dân Kiên Giang bên cánh đồng mẫu lớn. Ảnh: K.Trung.

Người dân Kiên Giang bên cánh đồng mẫu lớn. Ảnh: K.Trung.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang khẳng định, Kiên Giang đã sẵn sàng tham gia Đề án, về phía tỉnh đặc biệt quan tâm Đề án là một trong những điểm then chốt trong tổ chức lại sản xuất. Qua tuyên truyền, người dân nhận thức được việc sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, với tăng trưởng xanh giảm phát thải là xu thế tất yếu.

Ông Nguyễn Như Thuận, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ, đây là mong mỏi của doanh nghiệp khi liên kết với nông dân sản xuất lúa một cách bền vững.

"Doanh nghiệp mong muốn Đề án hội đủ 3 yếu tố gồm quy chế rõ ràng, có sự hướng dẫn cụ thể và có sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật để định hướng cho bà con nông dân và doanh nghiệp tổ chức sản xuất lúa một cách bền vững. Tập đoàn cam kết cùng với bà con nông dân liên kết sản xuất tập thể, tuân thủ tất cả các tiêu chí mà Đề án đưa ra", ông Thuận nói.

Khẳng định tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, mục tiêu Đề án 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cơ giới hóa nông nghiệp đang được đẩy mạnh tại ĐBSCL. Ảnh: K.Trung.

Cơ giới hóa nông nghiệp đang được đẩy mạnh tại ĐBSCL. Ảnh: K.Trung.

Đề án góp phần hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững, "thuận thiên", nâng cao thu nhập cho người trồng lúa và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thúc đẩy xuất khẩu; huy động tổng hợp các nguồn lực và các thành phần kinh tế tham gia. Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lan tỏa ý nghĩa của Đề án khi tiếp xúc với cử tri ở địa phương.

"Những gì chúng ta gieo sự thay đổi từ đề án này thì chúng ta sẽ gặt hái được nhiều giá trị. Tích hợp đa giá trị, nền nông nghiệp tuần hoàn bán được tín chỉ các bon, bán cả gói sản phẩm từ gạo, đó là đích đến. Đây là Đề án của cả 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chứ không chỉ là Đề án của Bộ NN-PTNT nên cần chung tay giúp nông dân, chuyển tải được những thông điệp của đề án đến được với bà con nông dân", Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhiều dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ đạt kết quả tốt

Chiều 22/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.