| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Nông nghiệp Úc khen 'nhãn Việt Nam rất ngon'

Thứ Năm 29/08/2019 , 13:59 (GMT+7)

Bà Bridget McKenzie, Bộ trưởng Nông nghiệp Liên bang Úc, thốt lên: “Nhãn của Việt Nam rất ngon” sau khi thưởng thức quả đặc sản của Hưng Yên.

Bà Bridget McKenzie - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Úc trong buổi làm việc tại Bộ NN-PTNT tại Hà Nội. Ảnh: Lê Tuấn.


Gỡ rào cản xuất khẩu nhãn, tôm nguyên con sang Úc

Buổi làm việc giữa hai Bộ trưởng ngành Nông nghiệp Việt Nam và Liên bang Úc vào sáng nay (29/9) đã thành công, khi đạt được sự đồng thuận nhằm tháo gỡ các vấn đề thương mại hợp tác song phương.

Năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 7,7 tỷ USD trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Úc đạt 3,96 tỷ USD và nhập khẩu của Việt Nam từ Úc là 3,75 tỷ USD.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng Việt Nam và Úc còn rất nhiều tiềm năng để hợp tác phát triển thương mại. Ảnh: Lê Tuấn.

Giá trị nông sản Việt Nam xuất sang Úc xấp xỉ 600 triệu USD với các mặt hàng trọng điểm là thủy sản, hạt điều, gỗ và sản phẩm gỗ, rau, hoa quả, cà phê, hạt tiêu, gạo.

Việt Nam nhập khẩu các nông sản như lúa mì, rau quả, thịt bò và bò sống (hàng năm Việt Nam nhập khẩu hơn 200 nghìn con bò Úc.

Hai Bộ trưởng chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực thú y, giết mổ gia súc giữa Cục Thú y và Hiệp hội thịt và gia súc Úc. Ảnh: Lê Tuấn.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, cho biết: Vừa qua, phía Úc đã công bố các điều kiện nhập khẩu đối với quả nhãn từ Việt Nam. Như vậy, tính đến nay Việt Nam đã được phía Úc cấp phép cho xuất khẩu 4 loại quả là: quả vải tươi, quả xoài, quả thanh long và quả nhãn.

“Chúng tôi đang nỗ lực phối hợp với doanh nghiệp và các địa phương để đảm bảo lô nhãn đầu tiên sang Úc đạt chất lượng tốt nhất trong năm nay”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ.

CLIP: Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ về hiệu quả hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Úc.

Tuy nhiên, hiện tại, Úc mới chỉ công nhận 1 trung tâm chiếu xạ nông sản ở phía Nam. Bởi vậy, muốn xuất khẩu sang quốc gia này thì các doanh nghiệp phải “cõng” quả nhãn, xoài… vào Nam rồi mới xuất khẩu, chi phí sẽ bị đội lên khá cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Úc cam kết chỉ đạo các cơ quan chuyên môn sớm công nhận trung tâm chiếu xạ nông sản tại phía Bắc của Việt Nam. Ảnh: Lê Tuấn.

Trong khi trung tâm chiếu xạ ở phía phía Bắc Việt Nam đã được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực tốt và đáp ứng tất cả các quy trình chiếu xạ thì lại chưa được phía Úc ra quyết định công nhận (dù Việt Nam đã gửi hồ sơ đề nghị).

“Tôi mong bà Bộ trưởng hãy lưu tâm đến vấn đề này, để thông đường cho nông sản Việt sang Úc”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói với bà Bridget McKenzie.

Úc muốn Việt Nam nhập khẩu trở lại quả đào và xuân đào

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Xuân Cường cũng đề nghị nữ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Úc sớm cử cơ quan chuyên ngành sang Việt Nam để đánh giá lại toàn bộ vùng nuôi tôm cũng như quá trình sản xuất thức ăn, thu mua sản phẩm, chế biến theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).

Úc muốn nhập khẩu quả đào và xuân đào vào Việt Nam. Ảnh: Lê Tuấn.

Đáp lời kiến nghị trên, bà Bridget McKenzie khẳng định sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nhanh chóng công nhận trung tâm chiếu xạ ở phía Bắc của Việt Nam. Đồng thời, cử đoàn chuyên gia đánh giá chuỗi sản xuất tôm Việt Nam trong thời gian sớm nhất có thể, để tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu tôm nguyên con vào Úc.

Cũng theo bà Bridget McKenzie, Úc rất muốn được xuất khẩu quả đào và xuân đào sang Việt Nam. Tuy nhiên, phía Việt Nam vẫn chưa công bố các điều kiện nhập khẩu đối với hai loại quả này. Mặt khác, Úc cũng muốn Việt Nam cho phép nhập khẩu trở lại đối với thịt kangaroo và hươu.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tặng quà lưu niệm cho nữ Bộ trưởng Nông nghiệp Úc. Ảnh: Lê Tuấn.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã giao cho các đơn vị của Bộ làm việc với Đại sứ quán Úc tại Việt Nam để tạo điều kiện cho quả đào, xuân đào của Úc nhập khẩu vào Việt Nam, bởi tháng 10 hàng năm là mùa thu hoạch đào và xuân đào.

Bên cạnh đó, phải sớm hoàn thiện các văn bản truy xuất nguồn gốc để thịt kangaroo, hươu của Úc được thông quan theo đúng Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm