| Hotline: 0983.970.780

Tôm giống Việt - Úc khẳng định vị thế dẫn đầu

Thứ Tư 14/08/2019 , 20:59 (GMT+7)

Năm 2019, ngành thủy sản nước ta đặt mục tiêu xuất khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD, trong đó ngành tôm phải đạt 4,2 tỷ USD.

* Cạnh tranh bằng chất lượng và công nghệ

Để làm được việc này, trước mắt lẫn lâu dài các yếu tố cấp bách mà ngành tôm cần giải quyết, đó là phải tạo ra nguồn tôm giống sạch bệnh, có thể truy xuất nguồn gốc, giá bán cạnh tranh với các nhà xuất khẩu tôm lớn như Ấn Độ, Ecuador…

Các chuyên gia từ châu Âu trong nhiều cuộc hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam gần đây đều cho rằng, có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng thủy sản Việt bị trả về ngày càng nhiều. Trong đó, vấn đề quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng châu Âu là sản phẩm phải được truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở mức cao nhất.

Đây cũng chính là vấn đề mà Tập đoàn Việt – Úc đã dành rất nhiều thời gian, công sức để đầu tư nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp khắc phục. Việc chủ động nguồn trùn biển, thức ăn cho tôm bố mẹ, yếu tố đầu vào hết sức quan trọng mà Tập đoàn Việt - Úc đã đầu tư nghiên cứu để tự sản xuất trùn biển tại chỗ, đã giúp kiểm soát được dịch bệnh, an tâm và chủ động hơn trong việc điều chỉnh nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con tôm bố mẹ.

Khu sản xuất trùn biển tại Bạc Liêu.

Đầu vào được kiểm soát tốt, chặt chẽ, giúp Việt- Úc có thể tự tin hơn trong việc phát triển nguồn tôm bố mẹ chủ động tại Việt Nam. Đây chính là thành tựu mà trong rất nhiều năm Việt – Úc mới làm được. Với việc ứng dụng các phương pháp hiện đại di truyền số lượng, di truyền phân tử…, hiện tại, Tập đoàn đã chọn tạo được giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ thế hệ G10 với tốc độ tăng trưởng bình quân tốt hơn thế hệ G0 tới 60%.

Đây là yếu tố hết sức quan trọng để có thể sản xuất ra tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, con tôm không chỉ có sức đề kháng cao, mà còn thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng địa phương. Với những nỗ lực này, nguồn giống Việt – Úc đã dần khẳng định được vị thế của mình thông qua sự tin tưởng của người nuôi tôm trên khắp cả nước với thị phần chiếm hơn 30%, là đơn vị dẫn đầu thị trường tôm giống chất lượng trong nhiều năm liền.

18-25-38_6057dd5efd62193c4073
Tôm thu hoạch của Công ty Sao Đại Dương có kích cỡ 22 con/kg (nuôi bằng con giống Việt – Úc).

Không chỉ có sức đề kháng tốt, giúp nâng cao tỷ lệ sống, hạn chế dịch bệnh, tôm giống Việt – Úc còn có thể nuôi với mật độ dày hơn mà con tôm vẫn phát triển tốt (300 - 500 con/m2). Các mô hình nuôi công nghệ cao mà gần đây Tập đoàn đã hỗ trợ cho rất nhiều hộ dân vùng ĐBSCL triển khai đã mang lại thành công ngoài mong đợi. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao không chỉ siêu tiết kiệm chi phí còn đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, kích cỡ lớn tôm xuất khẩu.

Một khách hàng nuôi tôm Việt - Úc đánh giá: “Các nhà máy chế biến và thị trường nhập khẩu tôm đòi hỏi chất lượng ngày càng khắt khe hơn, buộc chúng tôi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ đầu vào là con giống phải truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo tỷ lệ sống, có khả năng kháng bệnh, tăng trưởng mạnh mẽ và kích cỡ lớn. Các hộ dân nuôi tôm cũng đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng khi sử dụng con giống có xuất xứ rõ ràng như con giống Việt – Úc thay vì chạy theo những lợi ích trước mắt”.

Chương trình chọn giống tôm bố mẹ mà Tập đoàn đã hợp tác cùng Viện CSIRO (Úc) triển khai, nhằm chọn ra con giống có tính trạng vượt trội nhất, khả năng chống chịu cũng như tỷ lệ sống cao, đặc biệt với tình hình khí hậu, thời tiết ngày càng có nhiều biến động phức tạp, càng cần con giống có khả năng chống chịu tốt. Đây được xem là 1 giải pháp để có thể nuôi tôm vào mùa mưa hay mùa lạnh, không phụ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời. 

18-25-38_63954d8c866bd83297
Kết quả nuôi tôm trên ao lót bạt (1.000m2/2 ao) thu về 7,1 tấn tôm với kích cỡ 25 con/kg (tôm giống Việt – Úc) của khách hàng Nguyễn Quốc Trinh tại tỉnh Trà Vinh.

Hiện nay, Tập đoàn Việt – Úc là cánh chim đầu đàn trong việc ứng dụng các công nghệ trong nuôi tôm.

Các mô hình nuôi tôm Việt – Úc triển khai đến người nuôi tôm trên khắp mọi miền đất nước giúp tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, đáp ứng được chất lượng tôm nuôi thông qua quy trình nuôi chuẩn không để lại dư lượng kháng sinh, kích cỡ tôm lớn 30-40 con/kg (trong vòng 90 ngày).

Đây chính là giải pháp then chốt để nâng cao giá trị con tôm khi đưa vào các nhà máy chế biến xuất khẩu, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường khó tính trên thế giới, qua đó nâng tầm và khẳng định thương hiệu tôm Việt.

Xem thêm
Nuôi nhuyễn thể có thể là mũi nhọn lớn thứ 3 sau tôm, cá tra

Người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ngày càng nhận thấy nhuyễn thể hai mảnh vỏ là thực phẩm giàu protein, ít béo…, đặc biệt việc nuôi trồng bền vững với môi trường.

Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất