| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 30/06/2011 , 10:37 (GMT+7)

10:37 - 30/06/2011

Bốc thăm vào mầm non

8h sáng ngày 1/7 tới những phụ huynh có nhu cầu xin học cho con vào Trường Mẫu giáo Đống Mác (phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) thì đến để bốc thăm. Đây là thông báo mới nhất của Ban giám hiệu nhà trường gửi đến các phụ huynh có nhu cầu.

Theo giải thích của Ban giám hiệu nhà trường, việc bốc thăm sẽ đưa lại kết quả công bằng, minh bạch và hạn chế tiêu cực hơn nhiều việc nhận hồ sơ theo cách xếp hàng, đặt chỗ (từng gây ra việc xếp hàng qua đêm). Ngoài ra, trường phải tổ chức bốc thăm vì nhu cầu của phụ huynh có con em đúng độ tuổi đi học mẫu giáo lớn hơn nhiều con số 50, con số nhà trường dự kiến tuyển bởi khuôn viên quá bé. Chính vì thế bên cạnh hình thức bốc thăm, nhà trường còn phải thông qua các tổ dân phố tuyên truyền tới từng gia đình để mong… thông cảm!

Nhiều phụ huynh vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ khi đón nhận thông báo trên bởi đây là trường mầm non đầu tiên trong hàng trăm trường trên địa bàn có hình thức tuyển sinh độc đáo như vậy. Họ mừng hơn nếu như mục đích của kiểu tuyển sinh này đúng như những lời của Ban Giám hiệu nói.

Có lẽ “cái khó ló cái khôn” nhằm giảm nhẹ thực trạng thiếu trường, thiếu lớp gây bức xúc cho các bậc cha mẹ học sinh vào đầu cấp. Chẳng ai xa lạ gì với những lời than phiền của nhiều phụ huynh rằng, nếu họ không có đủ “1.000, 2.000 ...”, hoặc không có các mối quan hệ với người nọ người kia thì không thể vào được trường A, trường B đang là trường điểm. Vì vậy, họ chấp nhận cho con vào trường làng, miễn sao con được đến trường như các bạn cùng lứa.

Không khó để nhận diện lý do, bởi việc ồ ạt phê duyệt các dự án bất động sản mà không tính tới hạ tầng an sinh xã hội (như trường học, bệnh viện, cấp thoát nước, giao thông-môi trường) thời gian qua là tác nhân chủ chốt tạo ra các sự kiện “xếp hàng qua đêm” hoặc “sáng kiến” bốc thăm để tuyển sinh như trường mầm non Đống Mác.

Không hiểu, các trường mầm non khác, sẽ suy nghĩ như thế nào về "sáng kiến" này của trường mầm non Đống Mác?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm