1. Bón phân lân nung chảy
Cho đến nay các nghiên cứu về phân bón trên các cây ăn quả ngoài 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, cây cần nhu cầu cao là đạm (N) và lân (P); kali (K) và cũng rất cần nguyên tố trung lượng như canxi (Ca), Manhê (Mg), Silic (Si) và nguyên tố vi lượng: B, Zn, Cu, Fe, Mn, Mo...
Được mùa trái cây nhờ bón phân Ninh Bình |
Vì vậy, việc cung cấp đủ lượng và loại chất dinh dưỡng cho cây là cần thiết để gia tăng năng suất, chất lượng quả, đồng thời góp phần nâng cao và duy trì độ phì của đất.
Phân lân nung chảy Ninh Bình là loại phân đa dinh dưỡng phù hợp yêu cầu dinh dưỡng của các cây nhãn, vải, cam, xoài, mít, na, hồng xiêm… đặc biệt phát huy các chân ruộng, đất chua, phèn có tác dụng giải độc, cải phèn tạo môi trường thuận lợi cho cây ăn quả phát triển.
Công nghệ sản xuất phân lân nung chảy Ninh Bình bằng phương pháp nhiệt. Thành phần chính của phân lân nung chảy Ninh Bình gồm: Chất dinh dưỡng lân hữu hiệu (P205 ): 15 - 17%; CaO: 28 - 34%; MgO: 16 - 20% SiO2: 25 - 30%, và nguyên tố vi lượng: B, Zn, Cu, Fe, Mn, Mo...
Chất lân cho cây ăn quả phát triển bộ rễ kích thích ra chồi, ra hoa, đậu quả…
Chất canxi giúp quá trình trao đổi chất giữa bên trong, ngoài tế bào, giúp cây tổng hợp prôtit và chuyển hóa chất dinh dưỡng.
Chất manhê là thành phần chính tham gia vào cấu trúc phân tử của diệp lục thúc đẩy quá trình quang hợp tốt sẽ duy trì bộ lá xanh bền, tăng tuổi thọ lá giúp cây tăng khả năng tổng hợp prôtit, chất đường, chất béo.
Chất silic đặc biệt quan trọng tạo lên cấu trúc thành vách của tế bào, tạo cho thân cây cứng, chắc chắn hơn giúp cây chống chịu sâu bệnh tốt hơn.
Ngoài ra trong phân lân nung chảy còn có các chất vi lượng như: B, Co, Zn, Cu, Mn… kích thích cây phát triển và nâng cao chất lượng quả.
Ngày 18/7/2017 sản phẩm Phân lân nung chảy Ninh Bình đã được chứng nhận bởi cơ quan chứng nhận hữu cơ tại Úc như là một đầu vào thích hợp trong nông nghiệp hữu cơ.
Lượng bón: Căn cứ vào từng loại cây, cây mới trồng và cây đã cho thu hoạch, căn cứ vào đất tốt xấu để xác định lượng bón cụ thể. Đối với cây trồng mới và cây chưa cho thu hoạch mức bón từ 0,5 - 1kg/gốc. Đối với cây đã cho thu hoạch quả, lượng bón từ 3 - 5kg/gốc. Cây cho năng suất cao có thể bón nhiều hơn.
Thời gian bón: Với cây chưa ra quả bón phân lân nung chảy 1 lần trong năm vào tháng 12. Cây đã cho thu hoạch quả bón 1 lần sau thu hoạch từ 15 - 30 ngày. Lân nung chảy có thể trộn với đạm ure để bón (bón lót).
Cách bón: Dùng cuốc tạo bồn quanh gốc trong phạm vi tán cây, cuốc vòng tròn chớm rễ, rắc đều phân và lấp đất.
2. Bón NPK Ninh Bình
Loại chuyên dùng bón lót (cho cây trồng mới và bón sau thu hoạch quả) gồm NPK đa dinh dưỡng, dạng hạt 3 màu các loại: NPK 5.12.3, NPK 6.12.2, NPK 10.12.5… đi từ phân lân nung chảy, chậm tan, mang đặc tính kiềm bón cho đất vườn đồi chua, phèn có tác dụng khử chua, giải độc, hạ phèn giúp cây phát triển khỏe.
Loại NPK-S dạng viên 1 màu các loại: NPK-S 5.10.3-8, NPK-S 6.12-8, NPK-S 8.10.2-8… tan nhanh tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.
Lượng bón lót cho cây bắt đầu trồng từ 0,3 - 0,5kg, cây chưa ra quả 0,5 - 1kg, cây đã cho thu hoạch quả từ 20 - 35 ngày.
Cách bón: Cuốc tạo bồn, lấp đất mặt cách gốc, rải phân, vùi đất.
- Phân bón thúc cho cây ăn quả gồm các loại: NPK 12.2.10 + TE, NPK 11.2.11 + TE… Thành phần chủ yếu là đạm, kali và các nguyên tố vi lượng. Bón thúc cho quả to, chất lượng quả ngon.
Lượng bón từ 3 - 5kg/gốc. Thời gian bón thường chia làm 2 lần: Chuẩn bị ra hoa và nuôi quả. Nhưng khi bón NPK 16.16.8+TE nuôi quả nên bón thêm lượng kali để quả ngọt đậm đà.
Cách bón thúc: Cách gốc không qua tán lá, xới xáo, tiếp cận rễ hút, rải phân, vùi đất kết hợp tưới nước càng tốt.
- Phân NPK chuyên dùng cho cây có múi như cam, bưởi: NPK 13.13.13 + TE có đầy đủ các chất đa lượng, trung lượng và vi lượng bảo đảm cây phát triển cân đối, sai quả và chất lượng quả ngon. Lượng bón từ 3 - 5kg/gốc với cây cho năng suất cao có thể bón nhiều hơn.
Thời gian bón ít nhất 3 lần: Sau thu hoạch quả từ 20 - 30 ngày, ra chồi, hoa và bón nuôi quả. Hai lần đầu bón mỗi lần 30%, bón nuôi quả 40% lượng phân bón cho mỗi gốc.
Cách bón: Xới xáo đất cách gốc không qua tán lá, rải phân, lấp đất kín.