| Hotline: 0983.970.780

Bóng đá Việt và những người thích 'vạch áo cho người xem lưng'

Thứ Sáu 20/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Không phải tự nhiên mà buổi tập nào của đội tuyển chúng ta cũng có hàng chục phóng viên tới theo dõi. Ngoài chuyện chuyên môn, những mảng tối nơi hậu trường cũng được săn lùng ráo riết. 

Lần nào cũng vậy, mỗi khi các đội tuyển bóng đá tập trung là những thông tin về họ lại nóng rẫy trên các mặt báo.

Người Việt yêu bóng đá. Cái đó đã hẳn. Chẳng thế mà trước mỗi giải đấu lớn, ai cũng muốn nắm rõ tin tức về đội tuyển. Từ chuyện ai chấn thương, cầu thủ nào đang đá tốt, hay thậm chí là HLV trưởng đã lộ đội hình chính hay chưa, tất cả đều được “quan tâm” một cách nhiệt tình.

Có cầu ắt có cung. Không phải tự nhiên mà buổi tập nào của đội tuyển cũng có hàng chục phóng viên tới theo dõi. Ngoài chuyện chuyên môn, những mảng tối nơi hậu trường cũng được săn lùng ráo riết. Đến độ mà một người dân dù chẳng theo dõi trực tiếp đội tuyển lần nào vẫn có thể kể vanh vách bữa tối qua các cầu thủ ăn gì.

Nhưng cái gì nhiều quá cũng đều không tốt.

Thử tưởng tượng nếu bạn là đối thủ của đội tuyển Việt Nam, khi đọc được những thông tin thuộc dạng “tuyệt mật” như ai đang đá kém hay HLV trưởng bố trí đội hình thế nào, bạn sẽ nghĩ gì?

Ở những đấu trường đỉnh cao, các nhà cầm quân luôn hạn chế tối đa sự cởi mở với truyền thông. Họ muốn giấu bài tới phút chót.

Pep Guardiola từng gọi một học trò của ông là “kẻ phản bội” khi tiết lộ những vấn đề cơ mật của Bayern Munich. Cựu thuyền trưởng Barcelona thậm chí còn đe sẽ “giam cầm” kẻ này vĩnh viễn trên ghế dự bị, nếu phát hiện ra đó là ai.

Với một “kẻ phản bội” đã như thế, thử hỏi nếu có hàng trăm “kẻ phản bội” như ở bóng đá nước nhà bây giờ, phản ứng của HLV trưởng Miura sẽ như nào.

Không phải tự nhiên mà ông thầy người Nhật cấm cửa với truyền thông, dù các đời HLV ngoại trước đây đều khá cởi mở. Có lẽ ông đã quá hiểu sự khó khăn khi nắm bắt thông tin về các đối thủ nên không muốn đội bạn bất chiến tự nhiên thành.

Bóng đá Việt Nam từng kêu trời về chuyện mù tịt đối thủ. Lần nào đi đua tranh ở đấu trường quốc tế cũng bị đối phương bắt bài mà không hiểu vì sao.

Phải chăng là vì người nước ngoài biết tiếng Việt?

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm