| Hotline: 0983.970.780

Bùng nổ xuất khẩu rau quả: [Bài 3] Xoài An Giang sang Mỹ, Úc, Hàn

Thứ Năm 01/08/2024 , 08:30 (GMT+7)

Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2024, An Giang liên tiếp công bố xuất khẩu các lô xoài đầu tiên sang 3 thị trường khó tính gồm Hoa Kỳ, Úc, Hàn Quốc.

Từ đầu năm đến nay tỉnh An Giang đã công bố xuất khẩu hàng chục tấn xoài các loại sang thị trường khó tính trên thế giới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Từ đầu năm đến nay tỉnh An Giang đã công bố xuất khẩu hàng chục tấn xoài các loại sang thị trường khó tính trên thế giới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhiều lô xoài xuất khẩu sang thị trường khó tính

An Giang có diện tích trồng xoài khoảng 13. 000ha, chỉ đứng sau tỉnh Ðồng Tháp. Các giống xoài được trồng phổ biến tại địa phương này gồm: xoài keo, xoài hạt lép, xoài cát Hòa Lộc... Trong đó, một số loại đặc biệt thơm ngon như: xoài keo, xoài hạt lép.

Hơn 3 năm trở lại đây, các vùng trồng xoài trên địa bàn tỉnh An Giang hướng đến các tiêu chuẩn chất lượng cao, liên kết với doanh nghiệp để xuất khẩu.

Ông Huỳnh Thanh Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX Nông nghiệp Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang cho biết: Mặc dù nằm tiếp giáp với biên giới Campuchia nhưng An Phú có diện tích trồng xoài lớn thứ 2 trong tỉnh. Diện tích trồng xoài đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trên 600ha, với hơn 60 mã số vùng trồng. Riêng vùng trồng xoài keo theo tiêu chuẩn GlobalGAP hơn 360ha.

Ngoài việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, người trồng xoài đã liên kết với doanh nghiệp để tự tin xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngoài việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, người trồng xoài đã liên kết với doanh nghiệp để tự tin xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay, HTX Long Bình có khoảng 90ha liên kết trồng xoài. Các xã viên đều tuân thủ quy trình canh tác an toàn, đảm bảo trái xoài không nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép và hoạt chất cấm.

Huyện Chợ Mới có diện tích trồng xoài lớn nhất tỉnh An Giang. Chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm 2024, địa phương này đã công bố xuất khẩu 2 lô xoài đầu tiên sang các thị trường khó tính. Lô thứ nhất là xoài tượng da xanh xuất khẩu sang thị trường Úc và Hoa Kỳ. Lô thứ 2 là xoài hạt lép xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc. Tổng trọng lượng hai lô xoài xuất khẩu lên tới hàng chục tấn.

Ông Nguyễn Minh Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX GAP Cù Lao Giêng, huyện Chợ Mới chia sẻ: Để có những vùng nguyên liệu xoài đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, Úc, Hàn Quốc và chinh phục các thị trường khác, các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp, HTX và người dân đã nỗ lực phấn đấu rất lớn với quá trình hơn 10 năm đàm phán gian nan. Hiện trái xoài đã đảm bảo các yêu cầu khắt khe của đối tác, từ vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong ngưỡng cho phép, quản lý sinh vật gây hại, truy xuất nguồn gốc, chiếu xạ.

Trái xoài An Giang đã chinh phục được hàng loạt thị trường khó tính, nhờ không ngừng nâng cao chất lượng và sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trái xoài An Giang đã chinh phục được hàng loạt thị trường khó tính, nhờ không ngừng nâng cao chất lượng và sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhờ các hợp đồng đặt hàng tăng lên, bà con các vùng trồng xoài xuất khẩu ở huyện Chợ Mới đã tăng thu nhập 2-3 lần so với trồng xoài truyền thống.

Ông Lâm Anh Tú, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cho biết, chính quyền địa phương luôn ưu tiên nguồn lực để hỗ trợ và khuyến khích bà con đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp huyện còn hỗ trợ nông dân xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển vùng trồng xoài, tập huấn sản xuất theo hướng an toàn, VietGAP, hỗ trợ cấp mã số vùng trồng nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các thị trường.

Doanh nghiệp liên kết với nông dân mở rộng vùng trồng xoài

Ông Nguyễn Đình Mười, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vina T&T, chia sẻ: Những năm qua, Công ty ký hợp đồng bao tiêu xoài xuất khẩu ở nhiều tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL, nhưng chất lượng xoài tại An Giang luôn được đánh giá rất cao. Vina T&T rất mong tỉnh An Giang tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp tục kết nối xuống tận nông dân, tổ hợp tác, HTX nhằm làm ăn lâu dài và mở rộng vùng trồng nhiều hơn.

Hiện nay trái xoài đã đảm bảo các yêu cầu khắt khe của đối tác như hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm soát dịch bệnh gây hại, truy xuất nguồn gốc, chiếu xạ… Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay trái xoài đã đảm bảo các yêu cầu khắt khe của đối tác như hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm soát dịch bệnh gây hại, truy xuất nguồn gốc, chiếu xạ… Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

“Hiện nay các nước nhập khẩu xoài của Việt Nam đều đưa ra những rào cản kỹ thuật khác nhau, buộc Công ty phải tuân thủ tuyệt đối, bởi chỉ sơ sẩy một lô hàng là có thể mất cả một thị trường hàng chục triệu đô. Mong bà con tham gia chương trình cần tuân thủ quy trình kỹ thuật. Trên đà thắng lợi, Vina T&T đang thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu trái xoài sang hàng loạt thị trường, để tiếp tục đưa trái xoài bay xa hơn”, ông Nguyễn Đình Mười, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vina T&T nói.

Theo ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang, hiện nay diện tích cây ăn trái của tỉnh đạt hơn 13.000ha, chủ yếu là xoài, chuối, bưởi, cam, quýt… Nông dân canh tác xoài đạt lợi nhuận cao hơn nhiều so với các mô hình khác. Ðối với những vùng chuyên canh xoài như Cù Lao Giêng ở huyện Chợ Mới, tỉnh hỗ trợ hạ tầng, hệ thống thủy lợi, hướng trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP; hỗ trợ nông dân đạt chứng nhận chất lượng để xuất khẩu sang các thị trường cao cấp như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ… Ðồng thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến, liên kết tiêu thụ xoài theo hướng bền vững, hạn chế rủi ro khi lệ thuộc vào một vài thị trường.

Đến thời điểm này, diện tích xoài toàn tỉnh An Giang khoảng 12.000ha, trong đó diện tích xoài sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hơn 200ha, sản lượng khoảng 1.900 tấn/năm. Hiện vùng xoài tại An Giang đã được cấp mã code đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là trên 20 mã, với tổng diện tích gần 300ha. Tuy nhiên, thời gian qua việc tiêu thụ xoài phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường nội địa và Trung Quốc. Gần đây xoài An Giang có thêm thị trường Hàn Quốc, Mỹ, Úc… nhưng số lượng không đáng kể.

Để phát triển thương hiệu xoài An Giang phục vụ xuất khẩu, thời gian tới ngành nông nghiệp sẽ đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng xoài (mã code) tại những diện tích chưa có mã code và các vùng cần cấp tại các huyện: Chợ Mới, An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, thị xã Tân Châu và TP Long Xuyên...

Đây là điều kiện thuận lợi để ngành nông nghiệp tiếp tục tổ chức lại sản xuất, phát triển HTX, tổ hợp tác gắn với vùng nguyên liệu xoài. Từ đó liên kết được ngày càng nhiều hơn diện tích xoài của địa phương và đẩy mạnh thực hiện Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, nhằm chuyển đổi sản xuất, thích nghi với điều kiện thực tế, khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Đến thời điểm này, diện tích xoài trong toàn tỉnh An Giang khoảng 12.000ha, trong đó diện tích xoài sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hơn 200ha, sản lượng khoảng 1.900 tấn/năm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đến thời điểm này, diện tích xoài trong toàn tỉnh An Giang khoảng 12.000ha, trong đó diện tích xoài sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hơn 200ha, sản lượng khoảng 1.900 tấn/năm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

“Việc phát triển vùng xoài chất lượng cao, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, xuất khẩu bền vững, bước đầu khẳng định vị thế trái xoài An Giang trên thị trường quốc tế. Đây là bước ngoặt có ý nghĩa quan trọng đối với ngành nông nghiệp địa phương, không chỉ mang lại cơ hội gia tăng giá trị lớn mà còn giúp thúc đẩy hình ảnh và uy tín của nông sản địa phương”, ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang chia sẻ.

Xem thêm
Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới

Hiện nay, truyền thông về quyền con người, thông tin đối ngoại đã được triển khai mạnh mẽ với sự quan tâm chỉ đạo, tham gia đóng góp của cả hệ thống chính trị.

Uông Bí tiếp nhận gần 4.000 đơn đề nghị hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

QUẢNG NINH Sau cơn bão số 3, các hộ dân và các công ty lâm nghiệp đang tích cực thực hiện tận thu, dọn dẹp phòng chống cháy rừng, chuẩn bị hiện trường trồng rừng vụ mới.

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác

Thân nhân của 3 hộ dân thôn Làng Nủ viết đơn xin không nhận nhà tái định cư, nhường ngôi nhà khang trang cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn.