| Hotline: 0983.970.780

Bước ra từ truyện tranh là cách mà nước mặt trời mọc chọn để phát triển bóng đá

Thứ Năm 29/03/2018 , 12:30 (GMT+7)

Thập niên 1990 và 2000, độc giả Việt Nam được làm quen với một loạt bộ truyện tranh bóng đá học đường của Nhật Bản như “Tsubasa Giấc mơ sân cỏ”, “Jinđô - Đường dẫn đến khung thành”.

Ươm mầm

“Cách học ép buộc, khô khan sẽ khó để các em hứng thú và tự giác thực hiện” HLV Watanabe Ken của Azul Claro nói trong một trại hè bóng đá tại Nhật Bản. Người đàn ông này luôn chủ trương, học mà chơi, chơi mà học, làm sao để học viên thoải mái nhất khi chơi bóng. Cách huấn luyện này gần giống với phương pháp học mà lũ trẻ vẫn được rèn giũa trên ghế nhà trường. Việc tập bóng đá, sau mỗi giờ lên lớp, với trẻ em Nhật, như một lẽ tự nhiên.

12-37-16_nh_tre_em_nht_bn_tp_tren_sn_ct
Trẻ em Nhật Bản tập luyện trên sân cát

Theo số liệu điều tra năm 2017, có khoảng hơn một triệu học sinh xứ hoa anh đào chơi bóng đều đặn ít nhất một lần vào mỗi cuối tuần. Lũ trẻ có thể ghi danh ở bất kỳ đâu, trường học, các đội địa phương, CLB cấp cơ sở hay thậm chí là một trung tâm đào tạo trẻ của một đội chuyên nghiệp. Chỉ với chi phí nhỏ, tương đương vài bữa ăn trong một tháng, chúng sẽ được cấp trang phục thi đấu, sân bãi, và những nhu yếu phẩm cần thiết để ra sân.

Địa hình chủ yếu ở Nhật Bản không bằng phẳng. Cầu thủ nhí trước khi làm quen với bóng phải học cách thích nghi với mặt sân đầy cát bụi, gồ ghề và dơ bẩn, thay vì những thảm cỏ xanh mướt sạch sẽ.

“Trái bóng rất khó điều khiển vì nó lăn liên tục và có những quỹ đạo rất khó lường”, một học viên nhí cho biết. Điều này bắt buộc những đứa trẻ vừa biết cắp sách đến trường phải học được hai thói quen, thứ nhất kiểm soát bóng chỉ với một hoặc hai chạm, và thứ hai hạn chế rê dắt nếu không cần thiết.

Trong những bộ truyện tranh nổi tiếng về bóng đá của Nhật Bản, chúng ta thấy các “ngôi sao” thường chỉ tập trung kỹ năng dứt điểm, thay vì làm xiếc với trái bóng. Nguyên nhân xuất phát từ thực tiễn này, và đó là điểm khác biệt lớn nhất so với những chú nhóc Brazil. Ngay cả giải J-League 1 cũng có số cú sút trung bình mỗi trận thuộc hàng ít nhất châu Á.

Mỗi độ tuổi, từ 6 đến 18, trẻ em Nhật đều có một giải đấu riêng cấp quốc gia, thường được biết đến là giải học sinh toàn quốc. Giải đấu lớn và nổi tiếng nhất có tên “All Japan High School Soccer Tournament”, quy tụ toàn bộ các trường THPT tại xứ mặt trời mọc, truyền hình trực tiếp trên cả nước.

Những ngôi sao tương lai của bóng đá Nhật chủ yếu được phát hiện, tuyển chọn qua giải đấu này. Nhiều học sinh thậm chí được các CLB chuyên nghiệp ký hợp đồng thử việc ngay khi hết giải. Đó cũng là cách để J-League phát triển đào tạo trẻ. Họ không dựa vào bất cứ lò đào tạo nào, bởi luôn có nguồn cung dồi dào từ bóng đá học đường.

Trong lứa U19 Nhật Bản từng sang Việt Nam thi đấu hồi năm 2016, có đến 3 người thuộc biên chế các trường THPT, là thủ môn dự bị Hiro Sue, tiền vệ Teruki Hara và tiền đạo Yuto Iwasaki. Nguồn kinh phí tài trợ cho các cầu thủ đến từ chính các doanh nghiệp Nhật Bản. Theo ước tính, mỗi trường học và CLB địa phương luôn được hàng chục doanh nghiệp tại khu vực tài trợ. Phần thưởng cho những người xuất sắc có thể là cam kết một công việc lâu dài, nếu họ không thể theo bóng đá chuyên nghiệp.
 

Bạo chi

Những năm gần đây giải Super League của Trung Quốc khiến các ông lớn ở châu Âu phải dè chừng vì mức độ bạo chi cho các ngôi sao. Tuy nhiên, từ hai thập niên trước, người Nhật đã có cách làm y hệt. Trong danh sách Brazil dự World Cup 1998, có 2 thành viên chơi bóng tại Nhật là đội trưởng Carlos Dunga và tiền vệ trụ Cesar Sampaio. Trước đó, tiền đạo huyền thoại người Anh, Gary Lineker và Zico cũng từng có thời gian chinh chiến tại J-League.

Trong ba năm đầu kể từ khi giải J-League ra đời, tính từ năm 1993, số lượng khán giả trung bình đến sân là 2 vạn, tăng gấp gần 10 lần so với thời gian trước.

Hình ảnh Dunga hay Zico đã tiếp thêm sức mạnh cho cầu thủ trẻ Nhật Bản. Họ nghiệm ra một điều, là ngày nào đó, họ có thể chơi bóng ở đẳng cấp cao như các đàn anh, nếu đủ chăm chỉ và may mắn. Những ông thầy gõ đầu trẻ cũng truyền đạt lại tư tưởng này cho lứa tuổi nhi đồng. Thầy và trò vẫn thủy chiến trên sân tập, và chỉ di rời vào trong khuôn viên có mái che, chơi các bài tập phản xạ cá nhân hoặc nhóm nhỏ khi có mưa lớn.

Con đường đi của một cầu thủ trẻ cũng được vạch ra rất rõ ràng. Mỗi một đội tuyển được chia làm nhiều phần, và được cọ xát liên tục ở các cấp độ khác nhau. Người Nhật không quan trọng thành tích ở giải trẻ, mà bằng chứng là họ mới một lần vô địch U19 châu Á. Đích ngắm cuối cùng của mọi cầu thủ là lúc trưởng thành, liệu họ có tự kiếm sống bằng nghiệp quần đùi áo số được hay không.

Xem thêm
Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa làm Chủ tịch Hội văn nghệ Tiền Giang

Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa vừa đắc cử Chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029, trở thành người trẻ nhất cả nước giữ vị trí lãnh đạo văn nghệ địa phương.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm