| Hotline: 0983.970.780

Buôn lậu tại các tỉnh biên giới: Càng cuối năm càng nóng

Thứ Năm 29/10/2020 , 12:51 (GMT+7)

Tình trạng buôn lậu đang có xu hướng tăng trở lại với chiều hướng thay đổi ngày càng tinh vi hơn nhằm qua mặt lực lượng chức năng.

Tình hình buôn lậu đang có xu hướng tăng trở lại với chiều hướng thay đổi ngày càng tinh vi hơn.

Tình hình buôn lậu đang có xu hướng tăng trở lại với chiều hướng thay đổi ngày càng tinh vi hơn.

Thủ đoạn tinh vi

Thời gian qua, khi dịch Covid-19 bước đầu được kiểm soát tại Việt Nam thì tại các tuyến biên giới trên địa bàn các tỉnh Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Điện Biên… tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vận chuyển hàng cấm lại có xu hướng tăng trở lại với chiều hướng thay đổi ngày càng tinh vi hơn nhằm qua mặt lực lượng chức năng.

Điển hình là vụ Bộ đội Biên phòng và Hải quan Cao Bằng phát hiện và thu giữ gần 700.000 chiếc khẩu trang y tế không có hóa đơn chứng từ và vụ đối tượng buôn lậu manh động, chống trả lực lượng chức năng khiến một chiến sĩ Công an ở Bắc Giang hy sinh.

Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn, với thủ đoạn tinh vi, hàng hóa sau khi thẩm lậu qua biên giới đã được các đầu nậu thu gom và hợp thức hóa bằng những hóa đơn mua bán với giá trị hàng hóa đã được khai giảm xuống hàng chục lần. Thời gian qua, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vụ gian lận thương mại thông qua hình thức khai giảm giá trị hàng hóa nhưng không xử lý được vì các chủ hàng đều có hóa đơn hợp lệ.

Cùng với việc hợp thức hóa hàng lậu, hàng giả, việc vận chuyển hàng hóa vào sâu thị trường trong nước một cách bài bản, có tổ chức chặt chẽ thì tình trạng gian lận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cũng đang là vấn đề nóng hiện nay. Nhiều lô hàng, cơ sở nhập khẩu trong nước thuê các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất với những nhãn mác "dán tạm" ghi rõ là sản xuất tại nước ngoài.

Tuy nhiên, sau khi thông quan, hàng hóa được đưa về các kho bãi trong nước và dán nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc nước thứ ba, sau đó đưa đi tiêu thụ. Hành vi gian lận nhãn mác hàng hóa nêu trên chỉ có thể bị xử lý khi các lực lượng chức năng bắt quả tang nhưng điều này rất khó khăn. Còn khi việc thay đổi nhãn mác đã hoàn thành, những lô hàng này được phù phép bằng những hóa đơn mua bán hàng hóa thông thường và đưa đi tiêu thụ thì các cơ quan chức năng rất khó xử lý.

Cần mạnh tay với hàng buôn lậu

Trưa ngày 22/10 vừa qua, lực lượng Quản lý thị trường và Trạm Kiểm soát giao thông Tùng Diễn (Lạng Sơn) tiến hành kiểm tra 2 xe ô tô đang lưu thông hướng Lạng Sơn đi Hà Nội vận chuyển hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn kiểm tra hàng vi phạm.

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn kiểm tra hàng vi phạm.

Tại thời điểm kiểm tra 2 lái xe có xuất trình hóa đơn bán hàng để chứng minh số lượng hàng hóa gồm: Áo len nữ dài tay, áo len nam dài tay, áo khoác gió nữ, áo khoác dạ nam, áo len trẻ em, đèn chiếu sáng sân khấu, giầy cao gót nữ, túi sách giả da, thảm trải sàn... do nước ngoài sản xuất, trị giá ghi trên 2 tờ hóa đơn là 89.490.000 đồng. Tuy nhiên, nhận thấy số hàng hóa này có biểu hiện nhập lậu, chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, do đó, lực lượng chức năng đã tiến hành làm thủ tục tạm giữ hàng hóa, hóa đơn để xác minh tính hợp pháp của số hàng trên.

Cũng trong 2 ngày 21 và 23/10, lực lượng Quản lý thị trường (Tổ công tác địa bàn huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn) kiểm tra 2 phương tiện cũng đang vận chuyển số lượng lớn hàng hóa có nguồn gốc sản xuất ngoài Việt Nam. Các lái xe cũng xuất trình các hóa đơn bán hàng với tổng trị giá hàng hóa ghi trên hóa đơn trên 44 triệu đồng do các hộ kinh doanh tại Đồng Đăng và Tân Thanh xuất bán cho người mua tại Bắc Giang.

Nhận thấy hàng hóa có dấu hiệu vi phạm về nguồn gốc xuất xứ, lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản tạm giữ chờ xác minh nguồn gốc và xử lý theo quy định.

Trước đó, lực lượng Quản lý thị trường Lạng Sơn cũng phát hiện 3 mặt hàng vận chuyển trên xe ô tô BKS 20C-189.77 do ông Hoàng Văn Phương điều khiển và cũng là chủ hàng cũng có dấu hiệu nhập lậu được bà Nguyễn Thu Hiền, tại thị trấn Cáo Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn xuất bán.

Được biết, lực lượng chức năng đã tiến hành xác minh, làm việc, bà Nguyễn Thu Hiền khai nhận đã thu mua gom trôi nổi số hàng hóa trên tại khu vực thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn của một số người dân không rõ tên, địa chỉ, khi mua không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp, sau đó lập hóa đơn bán hàng xuất bán cho ông Hoàng Văn Phương để kiếm lời.

Xem thêm
Long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày 17/4, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Greenfeed Việt Nam công bố kết quả tăng trưởng lợi nhuận bền vững

Greenfeed Việt Nam với những chỉ số tài chính vừa công bố, cho thấy thương hiệu này vẫn duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả trên thị trường nông sản.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.