| Hotline: 0983.970.780

Bưu điện Việt Nam cùng người dân các tỉnh phía Nam tiêu thụ nông sản

Thứ Sáu 30/07/2021 , 10:45 (GMT+7)

Khi đầu ra bị hạn chế, dịch bệnh phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách, việc đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử là cách khá hiệu quả.

Mỗi ngày Bưu điện tỉnh Tây Ninh tiêu thụ gần 2 tấn nhãn xuồng.

Mỗi ngày Bưu điện tỉnh Tây Ninh tiêu thụ gần 2 tấn nhãn xuồng.

Chiều 29/7, diễn đàn 'Kết nối cung cầu sản phẩm trồng trọt trong điều kiện giãn cách phòng, chống Covid-19' được tổ chức theo hình thức trực tuyến nhằm đưa ra các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong thời gian cao điểm. Tiêu thụ nông sản qua Bưu điện là một trong những giải pháp được đưa ra tại Hội nghị.

Tại hội nghị Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn cho biết, mấu chốt lớn nhất hiện nay là bị đứt gãy chuỗi cung ứng, cả việc tiêu thụ trong nước và quốc tế. Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cũng cho rằng, càng siết chặt giãn cách, càng phải tạo điều kiện cho nhân viên giao hàng, shipper làm việc, kèm theo đó là quản lý chặt để ngăn chặn dịch.

Đặc biệt, tại Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cho biết các doanh nghiệp bưu chính lớn của Việt Nam như Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), Viettel Post có thể hiện đang tích cực tham gia vào quá trình cung cấp hàng hóa cho người dân thông qua các bưu cục, điểm giao dịch, Bưu điện Văn hóa xã. Ngoài ra hai doanh nghiệp cũng hỗ trợ bà con đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm, chủ đạo là sàn Postmart.vn và Vỏ sò.

“Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản gửi UBND các tỉnh đang thực hiện giãn cách tại phía Nam về kế hoạch cung cung ứng hàng thiết yếu cho bà con nhân dân thông qua các điểm phục vụ của bưu chính.

Các doanh nghiệp bưu chính lớn của Việt Nam hiện nay đang tham gia sâu vào việc cung cấp hàng thiết yếu, hàng bình ổn giá để phục vụ người dân tại địa phương. Đồng thời các doanh nghiệp bưu chính cũng đang tích cực hỗ trợ các hộ gia đình, để tiêu thụ nông sản trong dịch thông qua kênh bán hàng vật lý và kênh bán hàng số’, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cho biết.

Để hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản, thời gian qua Vietnam Post đã tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ nông dân tiêu thụ các đặc sản, nông sản theo mùa vụ. Điển hình như vải Bắc Giang, nhãn Hưng Yên, na Lạng Sơn…

Đối với các tỉnh phía Nam, hiện Vietnam Post cũng đang triển khai kênh tiêu thụ các mặt hàng trái cây qua mạng lưới Bưu điện, đặc biệt là hỗ trợ người dân đưa hàng lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

Điển hình như tại Đồng Tháp, Vietnam Post đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương, Sở Giao thông Vận tải và Hội nông dân tỉnh để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ nhãn xuồng. Chỉ tính riêng ngày 29/7, Bưu điện tỉnh Đồng Tháp đã tiêu thụ 3,5 tấn nhãn tại 24 điểm bán hàng bình ổn giá.

Đặc biệt để mang được những trái nhãn xuồng cơm vàng của Tây Ninh và các nông sản khác đi xa hơn tới khách hàng trên cả nước, Bưu điện tỉnh đã triển khai bán hàng trên tất cả các nền tảng số, nhất là trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

Mặc dù mới triển khai, nhưng trong ngày đầu tiên, Bưu điện tỉnh Tây Ninh đã tổ chức tiêu thụ gần 2 tấn nhãn. Trong quá trình chuyển phát, công tác an toàn phòng chống dịch luôn được đặt lên hàng đầu. Toàn bộ số trái cây khi chuyển đến người nhận đều rất an toàn và tươi ngon như khi vừa hái.

Nhân viên Bưu điện hướng dẫn nhà cung cấp đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

Nhân viên Bưu điện hướng dẫn nhà cung cấp đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

Theo ông Phan Trọng Lê, Trưởng Ban Nghiên cứu và Phát triển thương hiệu Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, khi đầu ra bị hạn chế, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, việc đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử là cách khá hiệu quả. Hiện trên sàn Postmart.vn Bưu điện Việt Nam đang tập trung đẩy mạnh hỗ trợ nhà cung cấp đưa các nông sản, nhất là trái cây mùa vụ để tiêu thụ nhanh hơn.

Với kinh nghiệm hỗ trợ nông dân Bắc Giang tiêu thụ vải thiều trong khi địa phương này thực hiện giãn cách xã hội, đồng thời phát huy lợi thế về hệ thống phương tiện chuyên dụng, mạng lưới trải rộng đến tận các xã, phường trên cả nước, Vietnam Post cam kết sẽ luôn đồng hành cùng bà con các tỉnh phía Nam để góp phần giảm bớt khó khăn trong giai đoạn giãn cách. Và xa hơn nữa, Vietnam Post sẽ cùng với người dân cả nước triển khai các phương thức kinh doanh mới hiệu quả và bền vững hơn trên môi trường số.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm