Ngày 4/8, ông Dư Bé Ba, Chủ tịch UBND huyện U Minh cho biết, trên địa bàn huyện vừa xảy ra mưa lớn, gió mạnh làm sập, tốc mái, nước dâng ngập nhiều căn nhà của người dân, ước tổng thiệt hại ban đầu trên 4 tỷ đồng.
|
Trước đó, vào ngày 3/8, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn huyện U Minh đã xảy ra mưa lớn, kèm theo gió mạnh làm sập 75 căn nhà. |
|
Trong đó, sập hoàn toàn 22 căn nhà, tốc mái 53 căn nhà. |
|
Ứớc thiệt hại khoảng 750 triệu đồng. |
Trong 22 căn nhà bị sập hoàn toàn ở các xã Khánh Hội có 15 căn, xã Khánh Thuận 3 căn, còn lại các xã Khánh An, Khánh Hòa, Khánh Tiến và thị trấn U Minh. 53 căn nhà bị tốc mái gồm xã Khánh An 10 căn, Khánh Thuận 8 căn, Khánh Lâm 5 căn, Khánh Hội 18 căn và xã Khánh Tiến 12 căn.
Cụ thể, tại xã Khánh Hội nước dâng cao đã làm 706 căn nhà bị ngập, làm ảnh hưởng đến hoa màu và tôm nuôi thủy sản, ước tính thiệt hại trên 3 tỷ đồng.
|
Tại xã Khánh Tiến sập nhà và nước dâng đã cuốn trôi hoàn toàn 15 căn nhà của các hộ dân ở rừng phòng hộ đê biển Tây. |
|
Nước cũng làm cuốn trôi tài sản của 17 hộ dân sống trong rừng phòng hộ đê biển Tây |
|
Mưa to kèm gió lớn là nhiều cây đổ chắn ngang đường. |
Trước tình hình trên, UBND huyện U Minh cùng với các ngành, đoàn thể của huyện, UBND xã tổ chức đoàn công tác đến thăm hỏi và hỗ trợ cho các gia đình bị thiệt hại. Động viên các gia đình sửa chữa lại nhà, ổn định cuộc sống, tiếp tục tham gia sản xuất.
|
Tuyến đê biển phòng hộ ven biển tại xã Khánh Bình Tây (H.Trần Văn Thời) đang được khắc phục. |
|
Tuyến đê phòng hộ ven biển này có vai trò ngăn mặn, bảo vệ sản xuất hệ sinh thái ngọt cho trực tiếp 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời. |
Trước đó, tại tuyến đê phòng hộ ven biển thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), mưa lớn kèm theo to, sóng lớn đánh liên tục vào đê biển gây sạt lở thân đê phòng hộ.
Thủy triều dâng cao, làm cho mực nước lên cao kỷ lục, nước mặn đã tràn qua mặt đê vào vùng ngọt hóa. Có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất của hàng ngàn hộ dân đang sinh sống trong đê.