| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Tiến độ công trình hồ chứa nước ngọt cho 113.000 hộ dân còn chậm

Thứ Bảy 02/07/2022 , 20:35 (GMT+7)

Cà Mau cho rằng tiến độ công trình hồ chứa nước ngọt cho 113.000 hộ dân còn chậm, đến nay, tiến độ thi công công trình chỉ đạt 20%, so với 42% kế hoạch.

Ông Lê Văn Sử (bên phải), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau kiểm tra tiến độ thi công công trình hồ chứa nước ngọt. Ảnh: Trúc Đào.

Ông Lê Văn Sử (bên phải), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau kiểm tra tiến độ thi công công trình hồ chứa nước ngọt. Ảnh: Trúc Đào.

Theo đó, công trình hồ chứa nước ngọt là hạng mục thuộc tiểu dự án 8 “Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phòng, chống xói lở bờ biển, cung cấp nước ngọt và phục vụ nuôi tôm – rừng vùng ven biển tỉnh Cà Mau”, đây là dự án thuộc Dự án ICRSL, tọa lạc tại khu B3, B4 khu tái định cư – định canh xã Khánh An, huyện U Minh.

Dự án được đầu tư bằng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế Giới (WB). Đây được xem là hồ chứa nước ngọt lớn nhất tỉnh Cà Mau với diện tích mặt thoáng hồ 60ha, dung tích hồ gần 4 triệu m3, cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 113.000 hộ dân huyện U Minh.

Được biết công trình do Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau là chủ đầu tư. Đơn vị thi công là liên danh Công ty Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Thới Bình – Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi Cà Mau, thời gian thi công dự kiến trong 1 năm.

Theo đánh giá, thời gian qua, nhà thầu đã có nhiều nỗ lực trong việc thi công các hạng mục công trình hồ chứa nước ngọt, tuy nhiên tiến độ thực hiện vẫn còn chậm.

Đến thời điểm này, tiến độ thi công chỉ đạt 20% so với mục tiêu 42% kế hoạch đã đề ra. Nguyên nhân là do giá nguyên liệu tăng cao, nhà thầu gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu và xoay sở để bù vào chi phí chênh lệch giá dầu.

Hiện nay, hạng mục đắp bờ bao khu vực giáp lộ Cà Mau với huyện U Minh còn chậm do vướng tranh chấp đất của người dân. Nhà thầu đề xuất với lãnh đạo tỉnh xem xét tháo gỡ các khó khăn về khâu giải phóng mặt bằng và có văn bản trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh giá gói thầu do giá xăng, dầu tăng đột biến.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: Khó khăn với nhà thầu trong việc giá nhiên liệu tăng cao thời điểm này ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công công trình hồ chứa nước ngọt. Do đó, đề nghị, nhà thầu có văn bản báo cáo về nguyên nhân, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Cập nhật phương án điều chỉnh tiến độ phù hợp và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, lộ trình cụ thể thực hiện từ nay đến cuối năm 2022.

Ngoài ra, ông Sử còn đề nghị Ban Quản lý các dự án ODA và NGO tỉnh Cà Mau cùng chủ đầu tư bàn bạc, hỗ trợ nhà thầu giải quyết khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên liệu để thi công công trình xây dựng Hồ chứa nước ngọt.

Sau đó, báo cáo kịp thời bằng văn bản những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại để tham mưu UBND tỉnh xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị với Trung ương xem xét theo quy định.

Ban Quản lý các dự án ODA và NGO tỉnh Cà Mau yêu cầu nhà thầu giám sát thi công công trình cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, không lơ là trong khâu giám sát để phát sinh vấn đề ảnh hưởng đến công trình.

Ông Sử yêu cầu, chủ đầu tư phối hợp với UBND huyện U Minh, UBND xã Khánh An bàn bạc, giải quyết khâu vướng mắc mặt bằng trong thi công hạng mục đắp bờ bao, thuộc công trình xây dựng hồ chứa nước ngọt.

“Tổ chức họp dân, thông báo rộng rãi để người dân nắm rõ về chủ trương thực hiện công trình và các văn bản cụ thể của pháp luật đối với phần đất do nhà nước quản lý. Nếu có vấn đề phát sinh kịp thời tham mưu, báo cáo UBND tỉnh Cà Mau theo quy định”, ông Sử nhấn mạnh.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm