| Hotline: 0983.970.780

100% tàu cá ở Cà Mau có gắn thiết bị giám sát hành trình

Thứ Tư 25/05/2022 , 10:23 (GMT+7)

Cà Mau có 100% tàu cá gắn thiết bị giám sát hành trình (1.529 tàu), đây là nỗ lực rất lớn của tỉnh trong quyết tâm gỡ thẻ vàng của EC.

Nhờ công tác tuyên truyền nên đa số ngư dân Cà Mau đã chấp hành tốt chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU. Ảnh: Trọng Linh. 

Nhờ công tác tuyên truyền nên đa số ngư dân Cà Mau đã chấp hành tốt chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU. Ảnh: Trọng Linh. 

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết: Công tác quản lý chống khai thác IUU của tỉnh Cà Mau thời gian qua rất quyết liệt, đáp ứng các yêu cầu, khuyến nghị của EC.

Theo ông Bằng, những năm qua, khai thác thủy sản bất hợp pháp trên địa bàn tỉnh từng bước đã giảm dần, đặc biệt là số tàu cá khai thác vùng biển nước ngoài đã giảm mạnh. Trong năm 2021, tỉnh Cà Mau có 8 tàu khai thác vùng biển nước ngoài bị bắt, nhưng 5 tháng đầu năm 2022 chỉ có 2 tàu cá vi phạm.

Kết quả trên đến từ sự quyết tâm trong công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp. Đến thời điểm này, đa số các ngư dân hành nghề khai thác biển đã chấp hành tốt quy định pháp luật của Việt Nam trong chống khai thác IUU, đồng thời, ngư dân cũng nắm rõ được khi đánh bắt ở vùng biển nước ngoài khi bị bắt sẽ xử lý như thế nào.

Ông Châu Công Bằng cho rằng: Để thực hiện khai thác bất hợp pháp theo kiến nghị của EC, đối với Ban quản lý các cảng cá, tỉnh Cà Mau thường xuyên chỉ đạo cho các cảng cá trực thuộc để tuyên truyền đến ngư dân, thuyền trưởng và các chủ tàu không được đánh bắt sang vùng biển nước ngoài.

Đồng thời, thực hiện đúng quy định về gắn thiết bị giám sát hành trình, bốc chở hàng hóa… Đối với các tàu thuyền sau khi cập cảng cần thực hiện đúng quy định khai báo nhật ký khai thác, thông tin từng loài thủy sản đánh bắt. Qua đó, kiểm soát được các tàu có vi phạm vùng biển nước ngoài hoặc tàu có nguy cơ cao để xử lý theo quy định. 

Theo ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản: Thực hiện kế hoạch của Bộ NN-PTNT kiểm tra về tình hình chống khai thác IUU, triển khai Luật thủy sản đối với các tỉnh, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế mà EC đã nêu ra đối với Việt Nam trước đây.

Đánh bắt thủy sản là một trong những thế mạnh phát triển kinh tế của kinh Cà Mau với bờ biển dài 254km. Ảnh: Trọng Linh.

Đánh bắt thủy sản là một trong những thế mạnh phát triển kinh tế của kinh Cà Mau với bờ biển dài 254km. Ảnh: Trọng Linh.

Đối với tỉnh Cà Mau, có số lượng tàu cá khai thác khoảng 5.000, trong đó khai thác vùng khơi khoảng 1.600 tàu. Ông Hùng đánh giá, trong 5 năm thực hiện chống khai thác IUU, bước đầu Cà Mau đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và tiến bộ trong chống khai thác IUU.

Đặc biệt, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện các công điện chỉ thị của Thủ tướng cũng như hướng dẫn của Bộ NN-PTNT. Công tác kiểm soát tàu cá ra vào cảng đã từng bước cũng được quan tâm hơn, đến nay Cà Mau đã có 100% tàu cá gắn thiết bị giám sát hành trình (1.529/1.529 tàu).

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mặt hạn chế như công tác thu sổ nhật ký của tỉnh Cà Mau mới đạt khoảng 70%. Kiểm soát sản lượng lên đến khoảng 42% trong tổng sản lượng khai thác thủy sản. Tính đến nay, vẫn còn 2 tàu cá vi phạm ở vùng biển nước ngoài.

Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: Sau đợt kiểm tra vào đầu tháng 5/2022, Tổng cục Thủy sản sẽ có công văn tham mưu cho Bộ NN-PTNT sau đó sẽ gửi cho Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau để triển khai quyết liệt hơn nữa, quan tâm hơn nữa. Đồng bộ các giải pháp khắc phục được những tồn tại hạn chế trong quá trình kiểm tra đã nêu ra.

Đó là công tác kiểm soát tàu cá, đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác tàu cá phải đảm bảo 100%. Có giải pháp hiệu quả hơn nữa trong việc chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. 

Tổ chức quản lý nghề cá tại cảng cần hoàn thiện hơn như: thu sổ nhật ký, phải kiểm soát được sản lượng khai thác, phải có những giải pháp quản lý các cảng kể cả các cảng cá loại 3 của tư nhân với tổng sản lượng khai thác hàng năm của tỉnh khoảng 230.000 tấn.

Cần kiểm soát hồ sơ tàu cá ra vào cảng phải kiên quyết không cho các tàu cá xuất bến khi không đảm bảo được điều kiện an toàn cũng như các điều kiện để khai thác ngoài vùng khơi.

Ông Ngô Chiếu Sáng, Phó Giám đốc Cảng cá Sông Đốc cho biết, qua công tác tuyên truyền, thuyền trưởng, ngư dân và chủ tàu đã chấp hành tốt, song phải thừa nhận vẫn còn số ít nắm bắt chưa hết những quy định về chống khai thác IUU nên cần tiếp tục tuyên truyền.

Xem thêm
Một số nơi phát triển nóng nuôi cá nước lạnh

Cá nước lạnh đang có lợi thế phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, việc sản xuất gặp không ít khó khăn về môi trường, dịch bệnh..., một số nơi phát triển nóng.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.