| Hotline: 0983.970.780

Cả ngành NN- PTNT phải thi đua

Thứ Tư 25/08/2010 , 09:48 (GMT+7)

Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng tại Đại hội thi đua yêu nước ngành NN-PTNT lần thứ 3 ngày hôm qua (24/8).

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng và bộ trưởng Cao Đức Phát trao bằng công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cho các cá nhân ưu tú

Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng tại Đại hội thi đua yêu nước ngành NN-PTNT lần thứ 3 ngày hôm qua (24/8). 

Không giàu một mình 

Đại hội lần này quy tụ 530 đại biểu gồm đại diện các cơ quan trực thuộc Bộ, các tỉnh thành cùng 12 tập thể, 4 cá nhân Anh hùng Lao động, 34 chiến sĩ thi đua toàn quốc, 153 Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, 64 nông dân SXKD giỏi…

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần đã đọc báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước 5 năm (2006-2010) và phương hướng nhiệm vụ phong trào thi đua yêu nước 2010-2015.

Theo đó, sau 5 năm thực hiện phong trào thi đua, nhìn chung Bộ NN-PTNT cùng các địa phương đã thực hiện tốt các phong trào thi đua như Nông dân làm giàu, Nhà vườn sáng tạo…Đối với ngành NN-PTNT, trong 5 năm qua tốc độ phát triển của ngành bình quân đạt khoảng 3,4%/năm, vượt chỉ tiêu Chính phủ đề ra. Bình quân mỗi năm cả nước có khoảng 3 triệu hộ nông dân được công nhận danh hiệu SXKD giỏi các cấp với mức thu nhập từ 50 triệu đến hàng tỷ đồng/hộ/năm. 

Mục tiêu của toàn ngành giai đoạn 2010-2015 là xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, SX hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc ANLT quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KTXH hiện đại…Từ nay đến năm 2015, ngành phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3,3 - 3,5%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị SX bình quân 4,0 - 4,5%; đảm bảo vững chắc ANLT quốc gia; tổng sản lượng cây có hạt đạt 46,3 triệu tấn, trong đó lúa 40 triệu tấn.

Tuy nhiên, trong thời gian qua ngành nông nghiệp phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh; cạnh tranh quốc tế gay gắt trong khi nguồn lực cho nông nghiệp, nhất là đất đai và lao động ngày càng hạn hẹp. Do đó, để đạt được mục tiêu chiến lược đề ra, toàn ngành phải tập trung triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về KHCN, thị trường, cơ chế chính sách, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức SX, thi đua, khen thưởng. Trong đó, thi đua khen thưởng phải là động lực và là giải pháp quan trọng. Nhiệm vụ của phong trào thi đua yêu nước thời gian tới là phải tổ chức chỉ đạo phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, SX hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao…  

Sau phần báo cáo của Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, đại hội đã mời các điển hình từ nông dân như cụ Võ Văn Hớn, anh Điểu Thiệt, Vũ Cao Thăng…đến các nhà khoa học, quản lý, DN như ông Nguyễn Hữu Huân (Cục BVTV), Trần Đình Hoà (Viện KHTL VN), Nguyễn Lương Am (Cty CP Xây dựng 47)...lên giao lưu trao đổi kinh nghiệm phát triển SX. Những kinh nghiệm và những kỷ niệm đều được các đại biểu chia sẻ rất thoải mái. Những con số thống kê về mức thu nhập, lợi nhuận của các mô hình tiêu biểu khiến hội trường trầm trồ. Nhưng hơn hết là tinh thần phấn đấu xây dựng quê hương, làm giàu trên chính mảnh đất của mình của người nông dân. Các điển hình tiên tiến đều có chung một khát vọng làm giàu và giúp đỡ nhân dân địa phương có hướng phát triển SX phù hợp để cùng nhau phát triển.

“Tui thiết nghĩ, nông dân mình phải thi đua, không chỉ chôm chôm mà tất cả các mặt hàng nông sản đều đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức HTX cho nông dân mình, không chỉ Bến Tre, ĐBSCL mà nông dân cả nước vươn lên làm giàu. Phải làm hết mình để thế giới biết đến nông dân Việt Nam”- lão nông Võ Văn Hớn, người xây dựng mô hình trồng chôm chôm theo tiêu chuẩn Global GAP bày tỏ. Nói có sách mách có chứng cụ Hớn trình bày tham luận của mình rồi kết luận: “Tui không muốn giàu một mình, tui muốn tất cả các bà con đều biết cách áp dụng KHKT vào SX, tự mình nâng cao đời sống cho mình. Hi vọng lớn nhất là mỗi người nông dân có thể phấn đấu trở thành một điển hình tiên tiến”.

Trong khi đó, khi được hỏi về bí quyết giúp đỡ người phụ nữ Tây Nguyên đi lên từ gian khó, chị HRin KSor nhẹ nhàng: “Tui chỉ cần tìm hiểu, nắm bắt tâm lý đồng bào rồi vận động. Mình nói phải thì củ cải cũng phải nghe. Cái chính là tui hiểu tâm lý, nhẹ nhàng động viên họ, nhiệt tình với họ, xem việc của họ cũng là việc của mình”.

Cũng tại buổi trao đổi, TS Nguyễn Hữu Huân, cha đẻ của giải pháp kỹ thuật tổng hợp 3 giảm 3 tăng trong thâm canh cây lúa ở ĐBSCL, kể những bài học kinh nghiệm như việc lựa chọn 2 gia đình gần nhau, một cho áp dụng một thì không. Kết quả có sự khác biệt rõ ràng tất nông dân cứ thế làm theo. Trong khi Chính phủ và các bộ ngành cũng như nhiều nông dân trồng lúa chỉ mong có lãi 30% thì tại ấp Đầu Giồng A, xã Mỹ Chánh (Châu Thành - Trà Vinh), ông Lê Văn Chưởng đã SX lúa đạt lợi nhuận lớn hơn rất nhiều. Năm 2008, ông áp dụng thành công phương pháp 3 giảm 3 tăng của TS Huân, sạ hàng giống cấp nguyên chủng. Bằng cách làm này, giá trị thu nhập lên tới 117 triệu đồng/ha, trừ chi phí, lợi nhuận đạt trên 80 triệu đồng/ha. 

Bắt tay nhau để thi đua 

Dù đến từ khắp các vùng miền từ miền núi phía bắc đến ĐBSCL nhưng hầu hết các đại biểu tham dự đại hội đều không có khoảng cách. Những kinh nghiệm sản xuất, những mô hình kinh tế hay được đem ra thảo luận rất sôi nổi. Những phát biểu từ tận ruột gan của cụ Võ Văn Hớn hay màn ca hát của HRin Ksor được hoan nghênh nhiệt liệt.
Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng chúc mừng, biểu dương các điển hình thi đua yêu nước của ngành NN. Theo Phó Thủ tướng, trong thời gian tới ngành NN cần mở rộng thực hiện thi đua yêu nước. “Nông dân thi đua, cán bộ thi đua, quản lý thi đua, cả ngành NN phải cùng nhau thi đua. Bởi thi đua yêu nước cũng là một nhân tố chính để xây dựng nông thôn mới. Đất nước ta vẫn là nước nông nghiệp. Vì vậy thi đua trong ngành nông nghiệp đóng một vai trò chủ lực, cốt yếu để đất nước phát triển”.

Thay mặt chính phủ, Phó Thủ tướng cùng Bộ trưởng Cao Đức Phát trao tặng bằng khen cho 18 Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Phó Thủ tướng hi vọng, số lượng các chiến sĩ thi đua toàn quốc trong ngành NN sẽ không ngừng được nhân rộng. Ngày càng có nhiều triệu phú, tỷ phú nông dân…

Còn Bộ trưởng Cao Đức Phát bày tỏ: “Các cấp ủy đảng, các địa phương cần phải nỗ lực hơn nữa, thi đua hơn nữa để thực hiện các chính sách, nghị quyết của Chính phủ, xây dựng nông thôn theo hướng bền vững, hoàn thành các chỉ tiêu mà Đảng và Nhà nước giao phó. Và điều quan trọng nhất là nâng cao đời sống cho người nông dân. Muốn vậy, tất cả ngành NN phải bắt tay nhau để cùng thi đua”. Bộ trưởng cùng Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần trao danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cho 64 nông dân khắp toàn quốc.

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong: Công an đã xác định nguyên nhân

ĐỒNG NAI Sau khi vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh xảy ra, Công an tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các đơn vị vào cuộc điều tra nguyên nhân của vụ việc.