| Hotline: 0983.970.780

Cá tra và tôm vẫn khủng hoảng nợ: Người nuôi cá tra kêu cứu

Thứ Hai 04/08/2014 , 10:15 (GMT+7)

Hai ngành hàng cá tra và tôm ở ĐBSCL vẫn trong cơn khủng hoảng nợ kéo dài mấy năm nay, với "khối u" lớn nhất chưa xử lý được: DN chế biến chiếm dụng vốn của người nuôi và nợ xấu vốn vay ngân hàng.

Những người nuôi cá tra bán cho doanh nghiệp chế biến, bị nợ tiền kéo dài không đòi được, thậm chí còn bị đẩy vô tù, đều rất bức xúc khi bày tỏ với Báo NNVN và đặt hy vọng vào Nghị định 36 nếu được sớm thực thi.

LOẠI BỎ DOANH NGHIỆP LỪA ĐẢO

Bà Phạm Thị Mai ở quận Thốt Nốt (Cần Thơ), năm 2009, bán cá tra cho DNTN Vạn Hưng ở huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng) trị giá nhiều tỷ đồng. Đến cuối năm 2010, chủ DNTN Vạn Hưng còn nợ hơn 1,6 tỷ đồng không trả được nên ký hợp đồng bán nhà máy giá 5,5 tỷ đồng để cấn trừ nợ.

Hợp đồng được chứng thực ở UBND xã. Đến hẹn, bà Mai cho người đến tháo dỡ nhà máy thì bị công an huyện ngăn chặn, bắt tạm giam. Viện KSND tỉnh Sóc Trăng truy tố bà Mai tội cưỡng đoạt tài sản và thêm tội hủy hoại tài sản vì đập bức tường để khiêng máy móc ra.

Năm 2013, TAND tỉnh Sóc Trăng xử sơ thẩm, tuyên phạt bà Mai 7 năm 6 tháng tù. Bản án sơ thẩm này bị Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM tuyên hủy, trả hồ sơ điều tra lại, bởi ba lý do.

Có nhân chứng xác nhận, chủ DNTN Vạn Hưng đã đồng ý cho bà Mai tháo dỡ nhà máy nhưng khi bà Mai tháo dỡ thì lánh mặt nên chưa thể khẳng định hành vi cưỡng đoạt tài sản của bà Mai. Càng chưa rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản khi bà Mai đến tháo dỡ nhà máy, không bị bảo vệ nhà máy ngăn cản mà bảo vệ còn nhận của bà Mai 1,1 triệu đồng “đi uống cà phê”.

Thêm nữa, chủ DNTN Vạn Hưng có ý đồ gì mà ghi âm cẩn thận các cuộc bàn bạc mua bán, tháo dỡ nhà máy với bà Mai nhưng khi bà Mai tháo dỡ nhà máy lại vắng mặt, sau đó làm đơn tố cáo, cũng cần được làm rõ. Những yêu cầu này, đến nay điều tra lại nhưng chưa có kết luận.

Bà Mai cho rằng, bà đã bị chủ DNTN Vạn Hưng “lừa đảo”. Ban đầu là lừa đảo để chiếm dụng tiền cá tra, sau đó lừa đảo để đẩy bà vô tù nhằm chiếm đoạt tiền cá tra lâu dài. Vì vậy, theo bà Mai, quy định quản lý quy hoạch, kế hoạch và chất lượng sản phẩm cá tra để làm trong sạch ngành cá tra, khuyến khích những doanh nghiệp làm ăn chân chính là rất cần thiết.

“Trước hết, loại bỏ cho được những doanh nghiệp làm ăn lừa đảo, chụp giật”, bà Mai hy vọng.

"MONG KHÔNG CÓ THÊM CẢNH GIA ĐÌNH TÔI"

Vợ chồng ông Hồ Văn Nghĩa đứng trên khoảnh sân đất, trước ngôi nhà tồi tàn, tha thiết nói: “Nhờ báo chí lên tiếng giúp đỡ để làm sao Cty Việt Ngư trả tiền cá tra cho gia đình tôi, chứ khổ lắm rồi”. Khó tượng tưởng đây là gia đình tỷ phú nuôi cá tra nức tiếng một thời ở phường Thuận An (Thốt Nốt, Cần Thơ).

Khuôn mặt gày võ, râu ria lởm chởm, giọng rất yếu, ông Nghĩa cho biết vừa đi viện về. Do tuổi đã 65 mà từ khi bị Cty Việt Ngư “giật nợ”, hàng ngày ông phải cùng vợ đi hái rau ngoài đồng bán kiếm sống nên nắng mưa sương gió ngấm vào người sinh bệnh nặng.

Bà Nghĩa cũng vì đi hái rau đêm hôm, té sây sát hết tay chân. Giơ ra hai bàn tay bị thối móng, bà nói, do ngâm nước suốt ngày đêm. Gia cảnh tỷ phú nuôi cá tra một thời, ảm đạm buồn không hoàn toàn vì sự vất vả kiếm sống mà chủ yếu vì sự đổ vỡ niềm tin vào doanh nghiệp chế biến cá tra, vào hệ thống thực thi pháp luật.

Ông Nghĩa nuôi cá tra hơn 1,3 ha, từng thu nhập tiền tỷ mỗi năm, cuộc sống khá giả. Tất cả bị sụp đổ khi bán cá cho Cty Việt Ngư (Cty CP Xuất nhập khẩu Việt Ngư) ở phường Mỹ Thới (Long Xuyên, An Giang) mà không lấy được tiền. Cuối năm 2011, ông phải kiện ra tòa để đòi nợ hơn 4,7 tỷ đồng. Cty Việt Ngư hứa trả, hai năm sau đó chỉ trả được một phần, còn 3,1 tỷ đồng nợ đến nay.

Nhiều lần ông Nghĩa đến cơ quan thi hành án TP Long Xuyên đề nghị thi hành bản án nhưng không có kết quả.

Gần đây, cơ quan thi hành án lại cho biết, Cty Việt Ngư đã đóng cửa. Bị “giật nợ”, gia đình ông không chỉ trắng tay mà còn gánh nợ. Bà Nghĩa kể, nợ ngân hàng hơn 400 triệu đồng chưa tính lãi, nợ tiền mua thức ăn cho cá 550 triệu, nợ sui gia 800 triệu và con cái “đứa vài cây vàng”.

Vì vậy, từ khi ao nuôi cá tra của gia đình ông bỏ hoang, nhiều gia đình khốn đốn theo. Ông Nghĩa bày tỏ: Người nuôi cá tra rất mong nhà nước có quy định buộc các doanh nghiệp chế biến làm ăn đàng hoàng, mua cá phải trả tiền, nếu không trả thì các cơ quan bảo vệ pháp luật buộc phải trả.

Nhắc đến Nghị định 36, ông Thế nói, mong sớm thực thi buộc các doanh nghiệp chế biến cá tra không còn làm ăn tùy tiện, không còn thất hứa với người nuôi cá tra để chiếm dụng vốn. “Nếu người nuôi chết thì ngành cá tra cũng chết, làm sao đừng để chết chùm”, ông Thế tha thiết.

“Những quy định ấy mong thực hiện nhanh để giúp gia đình tôi thoát khổ và để không có thêm những gia đình nuôi cá tra lâm hoàn cảnh như gia đình tôi”, ông Nghĩa nói.

CÀNG ĐÒI CÀNG MẤT TĂM

Ông Huỳnh Văn Thế nuôi cá tra ở xã Ba Trinh (huyện Kế Sách, Sóc Trăng) đang phải làm đơn nhờ công an giúp đỡ đòi nợ hơn 10,2 tỷ đồng, tiền bán cá tra cho Cty CP Việt An ở phường Mỹ Thới (Long Xuyên, An Giang).

Theo đơn, ngày 8/5/2013, ông ký hợp đồng bán cho Cty Việt An 930 tấn cá tra, với cam kết: ông chở cá đến nhà máy và Cty Việt An thanh toán tiền “vào thời điểm sau 30 ngày kể từ ngày hoàn thành việc bắt cá”. Ngày 4/8/2013, ông giao xong cá, trị giá hơn 23,4 tỷ đồng nhưng đến nay, còn bị Cty Việt An nợ hơn 10,2 tỷ đồng, đòi không được.

Lá đơn bày tỏ: “Niềm tin tưởng nơi quý cơ quan thực thi pháp luật luôn thấu hiểu nỗi khổ, niềm đau của người dân nuôi cá tra đã chịu nhiều gian nan vất vả cực nhọc, đổ mồ hôi nước mắt khó nhọc mới nuôi được cá tra mà đang gặp khó khăn bị nợ nần chồng chất”.

Đơn đề nghị: “Cơ quan thực thi pháp luật sớm xem xét dấu hiệu cấu thành tội phạm, sớm khởi tố vụ án hình sự, áp dụng biện pháp nghiệp vụ, xử lý nghiêm theo pháp luật và sớm giúp tôi thu hồi số tiền bị chiếm đoạt”.

Theo ông Thế, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đã làm việc với lãnh đạo Cty Việt An, được hứa sẽ trả nợ trong vòng một tháng. “Hơn chục ngày rồi mà chưa thấy động tĩnh gì”, ông Thế lo lắng vì trước đây, Cty Việt An nhiều lần hứa trả nợ cho ông nhưng không thực hiện.

Ngày 17/4/2014, TGĐ Cty Việt An Lưu Bách Thảo làm công văn trình bày khó khăn, đề nghị ông Thế “hỗ trợ và chấp thuận” kế hoạch trả nợ 7 lần, đến 30/5 dứt điểm. Ông Thế thông cảm với Cty Việt An nên chấp thuận nhưng lại bị thất hứa. “Kéo dài cảnh này không khéo tôi phải bán nhà trả nợ”, giọng ông Thế thảng thốt.

Nhiều vụ kiện doanh nghiệp chế biến cá tra

Luật sư Nguyễn Trường Thành, Trưởng văn phòng Luật sư Vạn Lý ở Cần Thơ cho biết, gần đây, phát sinh nhiều vụ kiện đòi nợ các doanh nghiệp chế biến cá tra.

Bản thân ông, nhận ủy quyền của Cty CP Thủy sản Cổ Chiên (Cty Cổ Chiên) ở TP Cần Thơ đòi nợ 11,3 tỷ đồng tiền cá tra với Cty Việt An, từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay mới xong, khi ông yêu cầu thi hành án kê biên nhà máy của Cty Việt An.

Hiện nay, ông đang nhận ủy quyền của Chi nhánh Cty TNHH Tân Hy - Xí nghiệp In và Bao bì Duy Nhật ở tỉnh Sóc Trăng, kiện Cty Việt An đòi nợ gần 1,3 tỷ đồng tiền bao bì. Bên cạnh, ông tiếp tục nhận ủy quyền của Cty Cổ Chiên đòi nợ hơn 3,3 tỷ đồng tiền cá tra với Cty CP Thương mại Thủy sản Á Châu ở tỉnh Đồng Tháp.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm