| Hotline: 0983.970.780

Các địa phương phía Nam cần chủ động trong xử lý vấn đề nông sản

Thứ Sáu 23/07/2021 , 23:25 (GMT+7)

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng khâu thu hoạch, vận chuyển nông sản đang gặp vấn đề và các địa phương phải chủ động hơn để xử lý tình trạng này.

Các địa phương phía Nam cần chủ động trong xử lý vấn đề nông sản. Ảnh mang tính minh họa.

Các địa phương phía Nam cần chủ động trong xử lý vấn đề nông sản. Ảnh mang tính minh họa.

Chiều tối 23/7, Thủ tướng có cuộc làm việc với các Bộ, ngành và địa phương liên quan vấn đề phòng chống dịch Covid-19 và đảm bảo lưu thông hàng hóa, đảm bảo đời sống cho người dân các tỉnh, thành phía Nam đang giãn cách theo Chỉ thị 16.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, hiện nay, quá trình sản xuất nông nghiệp vẫn diễn ra bình thường, chỉ gặp vấn đề ách tắc khi vận chuyển trên đường và trong khâu thu hoạch nông sản. Để giải quyết vấn đề này cần có sự chủ động của các địa phương, ví dụ như An Giang kết nối rất tốt sản xuất với lưu thông.

Nguyên nhân là không có văn bản nào của Chính phủ có thể bao trùm được hết, khi có các tình huống phát sinh thì địa phương phải chủ động.

"Ví dụ như chuyện nông dân phải đổ sữa đi là do không được liệt vào danh sách mặt hàng thiết yếu, để không còn tái diễn tình trạng này, cần có sự linh hoạt của các địa phương", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thêm một vấn đề nữa là nông sản trên đồng ruộng vẫn ổn nhưng sản phẩm chế biến từ các nhà máy, cơ sở sản xuất đang gặp khó, do có nhiều nơi phải đóng cửa vì có công nhân nhiễm Covid-19.

Vấn đề này không chỉ liên quan đến TP.HCM mà còn liên quan đến thị trường xuất khẩu.

“Nếu chúng ta không có giải pháp dài hơi thì các nhà máy chế biến không thực hiện được 3 tại chỗ sẽ khó khăn trong sản xuất. Do đó kiến nghị Bộ Y tế, Bộ Công thương, đặc biệt là các đơn vị ở địa phương nghiên cứu đưa ra phương án giải quyết vấn đề này”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói thêm.

Ông Lê Minh Hoan cũng đề nghị các địa phương thành lập những tổ công tác, thường xuyên thu thập thông tin qua hệ thống đường dây nóng để cung cấp cho doanh nghiệp, nông dân, hiệp hội ngành hàng cách giải quyết các vấn đề gặp phải khi tổ chức thu hoạch, lưu thông nông sản.

Ngoài ra, người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng kiến nghị ngành y tế ưu tiên tiêm vacxin cho những người đảm nhận nhiệm vụ trong chuỗi cung ứng hàng hóa nông sản để tránh ảnh hưởng đến hệ thống.

“Bộ NN-PTNT có chủ trương thực hiện công tác kiểm định trực tuyến thay vì trực tiếp cho các nhà máy để hạn chế việc đi lại, giảm khả năng lây nhiễm Covid-19. Ngoài ra, Bộ cũng có giải pháp gia hạn giấy phép cho những cơ sở kinh doanh các mặt hàng thiết yếu cho đời sống, sản xuất nông nghiệp”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu thêm giải pháp của Bộ NN-PTNT với Thủ tướng.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hợp tác xã chi tiền mua bảo hiểm cho lực lượng thủy nông viên

Dự báo nắng nóng gay gắt còn kéo dài, trong khi nước tích trữ trong các hồ chứa ngày càng suy giảm, Bình Định đang áp dụng nhiều giải pháp để tiết kiệm nước tưới…