| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 16/03/2010 , 10:23 (GMT+7)

10:23 - 16/03/2010

Cái giá của sự “đạp đổ” truyền thống

Mấy ngày qua người lớn cứ làm rùm beng vụ mấy cái clip bọn trẻ nện nhau, cả mấy đứa khán giả ngồi xem màn luyện chưởng nữa. Có người mạnh miệng còn cho đây là “cái tát” vào giữa mặt người lớn. Số khác thì lại cho rằng, cùng với sự tiến bộ của nền văn minh, kinh tế dư dả, thì đạo đức lại phát triển tỷ lệ nghịch.

Đúng là đã có quá nhiều sự việc được xem là đi ngược với đạo lý của người Việt từ xưa, tỷ như chuyện thày giáo mua dâm học trò, chuyện con cái ngược đãi cha mẹ…Nhưng cái chính là, người ta nhầm lẫn khi coi nền văn minh này hơn hẳn thời phong kiến.

Xây dựng một thể chế mới, người ta tưởng rằng sẽ xây được một hệ giá trị đạo đức mới, mà không dựa trên nền tảng cũ. Đã thế, để cổ vũ cho cái mới, những giá trị đó từng bị đem ra...chửi rủa. Tựa như những lễ hội, những nét văn hóa truyền thống khác, đến khi nhận ra nhiều thứ đã biến mất hoàn toàn y như sau một trận sóng thần.

Suốt một thời gian dài người Việt Nam sống trong ý thức hệ mà người ta gọi là “phong kiến”. Tiêu cực có, nhưng tích cực cũng rất nhiều. Ví như chuyện cái tổ chức xã hội gốc gác của người Việt là làng. Tỉ như một người làm gì đó không hay, sẽ làm mất mặt cả họ. Mặc dù có thể chưa nghiêm trọng đến mức bị pháp luật đưa ra xét xử, nhưng anh ta bị “xử” bởi một “tòa án” có lẽ còn đáng sợ hơn.

Người ta sẽ ra sao nếu không được xã hội chấp nhận? Dĩ nhiên không ai muốn mình bị loại khỏi cộng đồng. Không hiếm những trường hợp người ta phải dựng một túp lều ở rìa làng vì cả làng không ai thèm nhìn mặt. Nhiều người phải rời làng, khi ấy anh sẽ trở thành dân “ngụ cư”, tức là thứ dân hạng bét không nơi nào công nhận. Bởi thế, mỗi người khi làm gì, người xưa đều lấy câu “trong họ, ngoài làng” làm đầu.

Hai câu chuyện, học sinh đánh nhau, quay clip tung lên mạng và chuyện hương ước làng xã, xem ra chả có gì liên quan đến nhau, song thực tế nó có sợi dây liên kết nằm lẩn quất đâu đó. Những đạo đức truyền thống quý giá như thế thì ở thể chế xã hội nào cũng nên bảo tồn, lưu giữ. Xã hội giờ đổi thay, không thể bê nguyên cái cũ lắp cho cái mới nhưng cũng không thể lấy toàn bộ cái mới mà nhiều người cứ ngộ nhận là "tiến bộ" để thay thế cho nền tảng cũ.

Sai thì sửa. Vẫn kịp chán. Nhưng không thành tâm sửa e là khó.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm