| Hotline: 0983.970.780

Cái Tết ấm từ những ngôi nhà đại đoàn kết

Thứ Bảy 14/01/2023 , 16:02 (GMT+7)

Vĩnh Long Năm qua, tỉnh Vĩnh Long đã vận động xã hội hoá xây dựng hơn 2.000 căn nhà đại đoàn kết hỗ trợ người nghèo có căn nhà kiên cố ổn định cuộc sống.

Hơn 2.000 căn nhà đại đoàn kết

Năm 2022, Uỷ ban MTTQ VN tỉnh Vĩnh Long đã vận động các mạnh thường quân hỗ trợ xây dựng 2.191 căn nhà đại đoàn kết. Qua đó, Vĩnh Long là địa phương đầu tiên của cả nước xóa nhà tạm cho hộ nghèo, gia đình chính sách.

Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long cùng với doanh nghiệp, chính quyền địa phương thăm hỏi gia đình bà Phan Thị Diệp. Ảnh: Minh Đảm.

Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long cùng với doanh nghiệp, chính quyền địa phương thăm hỏi gia đình bà Phan Thị Diệp. Ảnh: Minh Đảm.

Bà Phan Thị Diệp (sinh năm 1958) ở ấp An Trung, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long là hộ nghèo neo đơn, một trong những hộ dân nhận được sự hỗ trợ trên. Theo chính quyền địa phương cho biết: Bà Diệp có 2 người con nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên cũng đi làm thuê ở địa phương khác nên cũng không có điều kiện đỡ đần gì cho bà. Bà cũng không có việc làm ổn định. Ở địa phương ai thuê gì bà Diệp cũng làm; từ làm cỏ, giúp việc nhà đến cạo hạt điều…với nguồn thu nhập ít ỏi.

Những năm gần đây, do ngày càng lớn tuổi sức khoẻ cũng kém đi nên ước mơ có được căn nhà lành lặn trở nên xa vời hơn đối với phụ nữ khắc khổ này. Năm qua, gia đình bà Phan Thị Diệp được Tập đoàn Trung Nam hỗ trợ xây dựng căn nhà đại đoàn kết. Nhờ đó, ngôi nhà dột nát ngày nào nay đã được thay bằng căn nhà tường khang trang. Tết này, bà Diệp có được căn nhà sạch sẽ để đón Xuân cùng với con cháu, hàng xóm.

“Tôi đi làm mướn không hà. Năm nay, Nhà nước cho được cái nhà tôi mừng lắm, chứ nhà cũ trời mưa dột, trợt té hoài. Nhiều khi thấy trời mưa lớn quá mình nhìn ngó qua lại coi có có dột chỗ nào hôn mà nhớ lại mới có được cái nhà lành lặn rồi, mới vô ngủ được chứ thôi ngủ không được”, bà Diệp xúc động chia sẻ. Năm nay có nhà mới, bà Diệp nói rất yên tâm, tập trung làm lụng ổn định cuộc sống.

Bà Phan Thị Diệp nói Tết năm nay có nhà mới ấm cúng hơn. Ảnh: Minh Đảm.

Bà Phan Thị Diệp nói Tết năm nay có nhà mới ấm cúng hơn. Ảnh: Minh Đảm.

Sự đồng lòng của doanh nghiệp

Mới đây, tại cuộc họp báo thông cáo báo chí về tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, bà Phạm Thị Nở, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết: Năm qua, các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với người có công trên địa bàn tỉnh được quan tâm triển khai kịp thời. Năm qua, tỉnh giải quyết việc làm mới cho 28.959 lao động, đạt 144,8% kế hoạch, trong đó đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 1.426 lao động, đạt 83,88% kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,57%.

Nói về những kết quả đáng phấn khởi trên, ông Bùi Văn Nghiêm, Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Long cho biết: Năm 2022 là một năm phải nói hết sức khó khăn tuy nhiên với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, đặc biệt biệt là sự đồng lòng của doanh nghiệp chung tay chung sức cùng với Vĩnh Long thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã đồng hành cùng với tỉnh chăm lo giải quyết vấn đề nhà ở cho người nghèo, cho gia đình chính sách.

Đặc biệt, Tập đoàn Trung Nam đã tài trợ 1.300 căn nhà, xóa nhà tạm cho gia đình chính sách, hộ nghèo. Trên lĩnh vực giáo dục, Tập đoàn này cũng tài trợ ngôi trường THPT Nguyễn Hiếu Tự khắc phục được hạn chế, khó khăn về cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đồng hành với tỉnh đặc biệt dịp Tết này đã chăm lo cho gia đình có công, hộ nghèo, cận nghèo đảm bảo cho mọi người vui xuân, vui Tết.

Ông Bùi Văn Nghiêm - Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Long cho rằng sự đồng lòng của đoanh nghiệp đã hỗ trợ địa phương xoá nhà tạm cho hộ nghèo, gia đình chính sách. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Bùi Văn Nghiêm - Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Long cho rằng sự đồng lòng của đoanh nghiệp đã hỗ trợ địa phương xoá nhà tạm cho hộ nghèo, gia đình chính sách. Ảnh: Minh Đảm.

Cũng theo Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm cho biết: Thời gian tới, để đảm bảo thoát nghèo bền vững, địa phương tập trung công tác đào tạo nghề nâng cao chất lượng lao động. Bên cạnh đó, đầu tư các dự án  tái cơ cấu lại các lĩnh vực kinh tế. Song song đó, phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt lao động nghèo. Trong đó, quan tâm đến vấn đề y tế, giáo dục cũng như việc làm cho lao động nông thôn những lao động không có đất đai, phương tiện sản xuất.

Sự phối hợp giữa doanh nghiệp, chính quyền, người dân hình thành một khối đại đoàn kết toàn dân, xây nên những căn nhà đại đoàn kết, xóa bỏ toàn bộ nhà tạm của Vĩnh Long đến ngày hôm nay. Tết Quý Mão 2023 sắp đến, không chỉ riêng bà Diệp mà nhiều hộ nghèo ở Vĩnh Long đã rất vui mừng, xúc động vì đã có nhà mới ấm áp, khang trang hơn để ổn định cuộc sống.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.