| Hotline: 0983.970.780

California, Mỹ: Luật phúc lợi động vật chưa ảnh hưởng tới cung ứng thịt lợn

Thứ Hai 24/01/2022 , 14:18 (GMT+7)

'Có vẻ như sẽ có chút gián đoạn khi luật có hiệu lực trong tháng này. Chúng tôi không thấy thiếu thịt lợn', Ronald Fong, Chủ tịch Hiệp hội Cửa hàng tạp hóa California nói.

Phần lớn lợn được nuôi để lấy thịt ở Mỹ sống trong những không gian quá nhỏ để có thể di chuyển xung quanh. Ảnh: Alamy.

Phần lớn lợn được nuôi để lấy thịt ở Mỹ sống trong những không gian quá nhỏ để có thể di chuyển xung quanh. Ảnh: Alamy.

Luật phúc lợi động vật mới nghiêm ngặt ở California ra đời, đặt ra các yêu cầu về không gian sống tối thiểu đối với lợn giống, được cảnh báo sẽ gây một "cuộc khủng hoảng thịt xông khói lớn".

Cụ thể, các cử tri California đã thông qua luật, được gọi là Dự luật 12, vào năm 2018. Luật tạo ra các yêu cầu về không gian tối thiểu cho động vật được nuôi để bán ở California, bao gồm lợn, bê và gà. Một yếu tố quan trọng của luật là ngay cả khi một nhà sản xuất có trụ sở bên ngoài California, họ vẫn phải tuân theo các quy tắc nếu muốn bán thịt trong tiểu bang.

Lợn nuôi cần có diện tích ít nhất 2,23 m2 - kích thước của hai chiếc khăn tắm lớn. Mặc dù nghe có vẻ không nhiều, nhưng đó là một sự thay đổi lớn so với những chiếc thùng mà nhiều loài động vật sống trong đó.

Vicky Bond, một bác sĩ thú y của nhóm vận động phi lợi nhuận, Liên đoàn Nhân đạo, cho biết: “Đây là một bước tiến lớn. Đó là luật mạnh nhất mà chúng tôi từng thấy. Luật này đưa California vượt lên trên Liên minh châu Âu về quyền lợi động vật".

Cho đến nay, chuỗi cung ứng thịt lợn của California không có sự gián đoạn. Có thể là do thịt lợn được sản xuất trước thời hạn cần tuân thủ luật, sau ngày 31/12/2021, và nhà hàng có thể giữ hàng tồn kho từ 5-6 tháng trước khi cần bán. Điều đó có nghĩa là nguồn cung thịt lợn cuối cùng của năm 2021 sẽ đến vào tháng 6.

Tuy nhiên, các nhóm công nghiệp vẫn tiếp tục phản đối đạo luật này, nói rằng nó sẽ gây mất ổn định chuỗi cung ứng thịt lợn trị giá hàng USD bằng cách tăng chi phí chăn nuôi. California tiêu thụ khoảng 14% thịt lợn của cả nước Mỹ nhưng chỉ 4% số chuồng lợn nái hiện có trên toàn quốc đáp ứng các tiêu chuẩn của Dự luật 12, theo một báo cáo năm 2021 của công ty dịch vụ tài chính Rabobank.

Các nhà sản xuất thịt lợn lớn đã rút một số sản phẩm ra khỏi tiểu bang. Ngoài ra, một số còn đệ đơn kiện lên tòa án tối cao, mặc dù tòa án đã từ chối một vụ kiện tương tự vào tháng 6 năm ngoái.

“Điều này sẽ khiến trang trại gia đình tiêu tốn trung bình từ 15-17 triệu USD”, Michael Formica, cố vấn chung của Hội đồng các nhà sản xuất thịt lợn quốc gia, nói với một đài tin tức ở San Diego. "Chúng tôi tin rằng Dự luật 12 hoàn toàn vi hiến".

Các nhà hàng và cửa hàng tạp hóa ở California đã đưa ra vụ kiện chống lại luật phúc lợi động vật, mà theo họ sẽ phá vỡ chuỗi cung ứng thịt lợn quốc gia. Ảnh: AP.

Các nhà hàng và cửa hàng tạp hóa ở California đã đưa ra vụ kiện chống lại luật phúc lợi động vật, mà theo họ sẽ phá vỡ chuỗi cung ứng thịt lợn quốc gia. Ảnh: AP.

Vụ kiện thứ hai do các cửa hàng tạp hóa, nhà hàng và phòng thương mại Tây Ban Nha thực hiện. Đơn kiện nói rằng các quy tắc chính xác vẫn chưa được bộ nông nghiệp và thực phẩm California soạn thảo, khiến họ có rất ít manh mối về việc tuân thủ thực tế sẽ như thế nào.

“Chúng tôi không chống lại Dự luật 12”, Fong, một trong những nguyên đơn trong vụ kiện, nói. “Vấn đề của chúng tôi là: cần cung cấp các quy định rõ ràng và nhiều thời gian để tuân thủ, và chúng tôi sẽ thực hiện”.

Các nguyên đơn chỉ ra rằng Dự luật 2 - một luật phúc lợi động vật khác, được cử tri California thông qua vào năm 2008, nói rằng động vật phải có thể quay vòng tự do trong không gian sống của chúng - phạm vi hẹp hơn nhiều khi nó chỉ áp dụng cho nông dân California, và nó vẫn mất hơn 6 năm để được thực hiện. Họ yêu cầu 28 tháng để phù hợp với các quy định mới. Hiện tại, Fong cho biết, luật đã ra đời nhưng ông chưa nghe thấy bất kỳ biện pháp thực thi nào đối với các sản phẩm thịt lợn được bán ở California.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều quan tâm. Người phát ngôn của Whole Foods Market nói với San Francisco Chronicle rằng chuỗi cửa hàng tạp hóa không cho rằng có bất kỳ đợt tăng giá hoặc thiếu thịt lợn nào do ảnh hưởng Dự luật 12 trong năm nay, vì Whole Foods đã duy trì các yêu cầu về phúc lợi động vật.

Một nghiên cứu của Đại học California Davis ước tính Dự luật 12 sẽ làm tăng chi phí sản xuất khoảng 15% trên mỗi con lợn bán ra thị trường, nhưng chi phí chuyển đến tay người tiêu dùng sẽ thấp hơn. 

Các nhà nghiên cứu dự đoán giá thịt lợn chưa nấu chín sẽ tăng 8%, tương đương khoảng 0,25 USD/pound, tương đương với việc người dân California phải trả 3,55 USD cho một pound thịt lợn so với giá bán lẻ trung bình là 3,30 USD.

Rebecca Boehm, một nhà kinh tế học của Liên minh các nhà khoa học có liên quan, cho biết bà cảm thấy tò mò khi các công ty trong danh sách Fortune 500 có lợi nhuận như JVS, Tyson và Smithfield chưa tìm ra cách thích ứng với các quy tắc mới - đặc biệt khi đó rõ ràng là những gì cử tri muốn.

“Tinh thần kinh doanh cạnh tranh này, làm thế nào mà điều đó không thúc đẩy sự thay đổi?”, bà hỏi và khuyến nghị “các nhà sản xuất nên đáp ứng yêu cầu của cử tri”.

Bond nói rằng luật phúc lợi động vật tương tự đã có hiệu lực, kể cả ở các bang như Massachusetts. “Khi mọi người nhận thức được việc chăn nuôi trong nhà máy, họ hoàn toàn bỏ phiếu để cấm các hệ thống này. Hình thức thâm canh này không thể tiếp tục được nữa”.

Bà lưu ý rằng ngành công nghiệp thịt lợn và ngành công nghiệp trứng đã hành động rất khác nhau khi đối mặt với luật mới. Theo một phân tích của Humane League, vào năm 2015, chỉ có 6% số gà mái ở Mỹ được nuôi thả trong lồng. Bây giờ, tỉ lệ này lên tới 29% là do người tiêu dùng đã thúc đẩy các tiêu chuẩn phúc lợi cao hơn.

“Ngành công nghiệp sản xuất trứng đã nhìn thấy thách thức sắp đến, đó là thời điểm cần đầu tư vào các hệ thống của tương lai", Bond phân tích. “Trong khi đó, ngành công nghiệp thịt lợn đã trải qua ba năm chiến đấu thay vì chuẩn bị thích ứng”.

(Theo Guardian)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.