| Hotline: 0983.970.780

Cần chậm, chắc!

Thứ Sáu 05/07/2013 , 09:32 (GMT+7)

Rõ ràng trồng cao su ở Khánh Hòa chỉ là tự phát. Tuy nhiên, trong sự tự phát này, thực tế nảy sinh những vấn đề mới.

Năm 1892, nhà bác học Yersin đưa cây cao su vào trồng thử nghiệm ở khu vực Suối Dầu, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa). Mặc dù cây phát triển tốt, thế nhưng chất lượng mủ thấp, vườn cao su bị phá bỏ. Vậy điều gì khiến thời gian gần đây người dân lại đổ xô trồng?

>> Khánh Hòa có nên phát triển cây cao su?

DÂN TỰ TIN, CÁN BỘ DÈ DẶT

Trong Quyết định số 750/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, thì tỉnh Khánh Hòa không có tên trong danh sách quy hoạch. Quy hoạch cây trồng của tỉnh cây cao su cũng không có.

Rõ ràng trồng cao su ở Khánh Hòa chỉ là tự phát. Tuy nhiên, trong sự tự phát này, thực tế nảy sinh những vấn đề mới.

Qua khảo sát của chúng tôi tại các vùng trồng cao su như thị xã Ninh Hòa, huyện Diên Khánh, Khánh Vĩnh, nhiều người trồng cao su khẳng định, cao su sẽ cho mủ tốt. Tiêu biểu như ông Nguyễn Bánh, ở thôn Suối Sâu, xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh trồng 6 ha cao su, trong đó 3 ha sắp thu hoạch.

Ông Bánh phân tích: Từ thế kỷ trước người Pháp đã trồng cao su trên vùng đất này, cây sinh trưởng phát triển tốt. Bản thân tôi khi lên đây xây dựng kinh tế mới đã tận mắt chứng kiến những cây cao su thời Pháp để lại cho mủ, chứng tỏ thổ nhưỡng ở đây phù hợp với cây cao su!


Một vườn cao su của người dân ở xã Ninh Tân, Ninh Hòa không được được đầu tư chăm sóc nhiều

Tất nhiên cũng có không ít hộ dù rất muốn đầu tư trồng cao su nhưng còn phân vân vì cho đến nay chưa có một cơ quan chức năng nào khẳng định cây cao su sẽ “cắm” rễ trên đất Khánh Hòa.

Trao đổi, ông Lê Văn Hoàng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Khánh Vĩnh, cho biết: Cây cao su được người dân quan tâm đầu tư trồng mấy năm trở lại đây. Khảo sát một số diện tích cao su trồng trên địa bàn cho thấy, cây cao su sinh trưởng và phát triển tốt.

Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả hay không thì hiện vẫn chưa nói lên được điều gì, bởi cao su vẫn chưa cho thu hoạch. Về phía chính quyền địa phương cũng đã khuyến cáo bà con không nên chuyển đổi cây trồng này với diện tích lớn khi chưa có sự đánh giá của các nhà khoa học; còn về việc ngăn cản người dân thì không thể.

Cũng theo ông Hoàng, cây cao su là cây của nhà giàu, vốn đầu tư ban đầu lớn. Hơn nữa khi cây cao su bị đổ ngã thì khả năng tái sinh rất kém. Nhưng nếu trồng thành công thì hiệu quả kinh tế mang lại lâu dài, cũng như giải quyết công ăn việc làm, giữ đất chống xói mòn.

“Để phát triển cây trồng này cần có quy hoạch cụ thể, cũng như đưa ra mô hình trồng thử nghiệm. Hiện chúng tôi đang theo dõi những hộ dân đang trồng để xem kết quả ra sao, lúc đó mới đánh giá cao su trồng được hay không”, ông Hoàng nói.


Cây cao su trồng ở xã Khánh Đông, huyện Diên Khánh phát triển tốt

Ông Đỗ Duy Phê, chuyên viên phòng Kinh tế TX Ninh Hòa cho biết thêm: Từ trước đến nay Khánh Hòa ít xuất hiện bão nhưng hàng năm có gió Tây Nam giật cấp 6-7. Thời điểm này cây đang còn thấp nên chưa xảy ra việc gì nhưng khi cây phát triển, liệu lúc đó có đứng vững hay không, trong khi cao su tái sinh rất kém.

Tương tự, ông Trần Văn Dũng, Trưởng phòng Kinh tế TX Ninh Hòa cho biết: Hiện diện tích cao su tập trung chủ yếu ở các xã Ninh Tân, Ninh Xuân, Ninh Thượng. Thực tế khí hậu, đất đai ở đây chưa phù hợp cho phát triển cây cao su trên diện rộng, bởi nhiều nơi tầng đất rất mỏng.

Do đó có thể giai đoạn đầu cây cao su đang còn đủ chất dinh dưỡng nên phát triển tốt, nhưng về sau khi nguồn dinh dưỡng cạn dần, trong khi tầng đất phía dưới nghèo dinh dưỡng thì liệu cây có phát triển tốt không?

CẦN SỚM CHÍNH THỨC THÍ ĐIỂM

Theo ông Vũ Đình Bình, Trưởng phòng Nghiệp vụ tổng hợp (Sở NN-PTNT tỉnh Khánh Hòa), hiện cây cao su không nằm trong đề án quy hoạch cây trồng của tỉnh, bởi nhiều nguyên nhân khách quan. Do vậy Sở đang làm văn bản đề xuất lên UBND tỉnh xem xét đưa cây trồng này vào quy hoạch.

Theo nhận định của ông Vũ Đình Bình thì cây cao su có khả năng trồng được và phát triển tốt trên một số vùng đất nằm phía tây của tỉnh như các huyện Ninh Hòa, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, bởi có tầng đất dày, thoát nước tốt. Còn tại huyện Vạn Ninh và TP Cam Ranh thì khó hơn, do chất đất ít dinh dưỡng cộng với gió biển nhiều.

Rõ ràng, việc trồng cây cao su sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với giống cây trồng khác nếu ở những vùng đất đó phù hợp với sự phát triển loài cây trồng này. Hơn nữa cao su là cây đa chức năng như rừng phòng hộ, dự trữ nguồn nước…

Chính vì vậy, ngoài việc khuyến cáo bà con không trồng cây cao su ồ ạt thì tỉnh Khánh Hòa cũng cần sớm triển khai nghiên cứu và thí điểm trồng ở những nơi có khả năng mang tính đại diện chung để đảm bảo hiệu quả chính xác; sau đó có quy hoạch cụ thể nhằm giúp bà con chuyển đổi cây trồng phù hợp góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao…

Trong khi đó một nhân viên của doanh nghiệp từ TP.HCM mua đất trồng cao su tại xã Ninh Tân, thị xã Ninh Hòa cho hay: “Ở Ninh Hòa đất không được màu mỡ, do đó ngay từ đầu đã bón phân rất nhiều. Cao su trên đất Ninh Tân phát triển tốt nhưng khả năng tạo mủ không cao như các tỉnh Đông Nam bộ.

Chi phí cho một cây cao su rất lớn, dự tính của DN để một cây cao su thu hoạch mủ mất chi phí 900 ngàn đồng”.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm