| Hotline: 0983.970.780

Cần có hướng dẫn tạm sử dụng rừng để thi công đường dây 500kV mạch 3

Thứ Ba 12/03/2024 , 16:32 (GMT+7)

Để đảm bảo tiến độ dự án đường dây 500kV mạch 3, Bộ trưởng Bộ Công thương đề nghị các bên liên quan phối hợp, bàn giao mặt bằng hành lang tuyến trong tháng 3/2024.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Kiên quyết xử lý nhà thầu chậm thi công dự án. Ảnh: Bảo Thắng.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Kiên quyết xử lý nhà thầu chậm thi công dự án. Ảnh: Bảo Thắng.

Ngày 6/3, Chính phủ ban hành Nghị định 27/2024/NĐ-CP, trong đó bổ sung nội dung việc được phép tạm sử dụng rừng để thi công dự án lưới điện quốc gia. 

Một trong số những công trình được hưởng lợi sớm từ Nghị định số 27 là đường dây 500kV mạch 3, đoạn từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Dự án sẽ tác động tới khoảng 10ha rừng, tại địa phận Quỳnh Lưu (Nghệ An) - Thanh Hóa và Quảng Trạch (Quảng Bình) - Quỳnh Lưu.

Báo cáo tại cuộc họp đánh giá, kiểm điểm ngày 12/3, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đã được các địa phương cơ bản chấp thuận ở các vị trí móng cột.

Hiện chủ đầu tư tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan của tỉnh triển khai những thủ tục tiếp theo như nộp tiền trồng rừng thay thế, tận thu lâm sản…

Về tác động vào rừng tự nhiên đối với các đường tạm, công trình tạm, bãi tạm tập kết vật tư vật liệu phục vụ thi công, EVN khẳng định Nghị định số 27 là căn cứ quan trọng để triển khai thi công các vị trí móng cột trước đây chưa thể thực hiện do nằm trong rừng.

Đến nay, cả 4 dự án thành phần đã thực hiện bàn giao mặt bằng được toàn bộ 1.177/1.177 vị trí móng cột, đạt 100%, và 160/502 khoảng néo, đạt 31,87% (còn 342 khoảng néo chưa bàn giao mặt bằng).

Theo quy trình thiết kế - thi công, thời gian thi công móng cọc trung bình là 100 ngày (hơn 3 tháng). Do đó, EVN đề nghị địa phương phối hợp tích cực để triển khai thi công toàn bộ các vị trí móng cột trong tháng 3/2024, tránh tình trạng chậm tiến độ các dự án (phấn đấu 30/6 đóng điện).

Ngoài ra, tuyến đường dây đi qua địa bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa có nhiều vị trí qua địa hình đồi núi cao, hiểm trở. Nhiều vị trí đi qua vùng ven biển, đầm lầy cũng là yếu tố khó khăn trong quá trình thi công.

Phiên họp diễn ra tại trụ sở Bộ Công thương và kết nối trực tuyến đến 9 địa phương triển khai đường dây 500kV mạch 3. Ảnh: Bảo Thắng.

Phiên họp diễn ra tại trụ sở Bộ Công thương và kết nối trực tuyến đến 9 địa phương triển khai đường dây 500kV mạch 3. Ảnh: Bảo Thắng.

Dù các tỉnh đã bàn giao 100% các vị trí móng cột, EVN thừa nhận, công tác bàn giao mặt bằng hành lang tuyến khó đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ là hoàn thành trước ngày 15/3 (do mới đạt 31,87%).

Đặc biệt, tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An chưa bàn giao khoảng néo nào. Tỉnh Thanh Hóa còn 73/137 khoảng néo, tỉnh Nam Định còn 24/54 khoảng néo, tỉnh Thái Bình còn 11/47 khoảng néo, tỉnh Hải Dương còn 13/31 khoảng néo.

EVN kiến nghị Bộ NN-PTNT tiếp tục theo dõi, hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 27, đồng thời hướng dẫn xử lý các vướng mắc phát sinh nếu có trong quá trình triển khai thực hiện.

Đồng tình với quan điểm này, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị Bộ NN-PTNT chủ động hướng dẫn địa phương, chủ đầu tư, ngay cả khi chưa có vấn đề phát sinh.

"Nghị định số 27 có nội dung mới về tạm sử dụng rừng. Do đó chắc chắn sẽ có vấn đề phát sinh khi triển khai trong thực tế. Nếu đợi đến khi có vướng mắc mới gỡ thì thời gian thi công có thể tăng thêm, không đảm bảo tiến độ chung", người đứng đầu Bộ Công thương nhấn mạnh.

Xác định tinh thần không để một thủ tục nào bị chậm, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các bên liên quan "bằng mọi cách" thực hiện đúng tiến độ được giao, chủ động rà soát, công việc thuộc chức năng, thẩm quyền.

Đồng thời, UBND các tỉnh chỉ đạo sát sao các sở, ngành tại dự án đi qua; phối hợp tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận để hoàn thiện, bàn giao toàn bộ mặt bằng đúng kế hoạch. 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm