| Hotline: 0983.970.780

Được tạm sử dụng rừng để thi công dự án lưới điện quốc gia

Thứ Sáu 08/03/2024 , 16:31 (GMT+7)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 27/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ. Trong đó, bổ sung khái niệm 'tạm sử dụng rừng'.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh phương án tạm sử dụng rừng.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh phương án tạm sử dụng rừng.

Nghị định số 27 bổ sung khoản 9 Điều 3. Theo đó, tạm sử dụng rừng là việc sử dụng rừng để thực hiện thi công công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về xây dựng, điện lực và các pháp luật khác có liên quan nhưng không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với diện tích tạm sử dụng rừng.

Trường hợp dự án có cả chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác (đối với phần diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng).

Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhưng có tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư.

Việc tạm sử dụng rừng chỉ được cho phép trong trong trường hợp dự án bắt buộc phải sử dụng trên diện tích có rừng do không thể bố trí trên diện tích đất khác. Đồng thời, hạn chế tối đa diện tích tạm sử dụng rừng và chặt hạ cây rừng trong phạm vi diện tích được tạm sử dụng và không chặt hạ cây rừng có đường kính từ 20 cm trở lên ở vị trí từ mặt đất đến vị trí 1,3m của thân cây.

Diện tích tạm sử dụng phải được điều tra, đánh giá về hiện trạng, trữ lượng, tác động của việc tạm sử dụng rừng đối với hệ sinh thái rừng. Nội dung tác động vào rừng, trồng lại rừng, phục hồi rừng phải được thể hiện đầy đủ, chi tiết trong phương án tạm sử dụng rừng.

Thời gian tạm sử dụng rừng phải được xác định rõ trong văn bản đề nghị quyết định phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng; không quá thời gian thực hiện dự án.

Dự án không được phép tạm sử dụng rừng trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, phạm vi diện tích rừng có các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm; không lợi dụng việc tạm sử dụng rừng để chặt, phá rừng, săn bắt động vật rừng, khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản trái quy định của pháp luật, hợp thức hóa gỗ và lâm sản khai thác trái pháp luật.

Ngoài ra, không đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; không xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên, hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.

Việc trồng lại rừng được thực hiện ngay trong mùa vụ trồng rừng gần nhất tại địa phương nhưng không quá 12 tháng tính từ thời gian tạm sử dụng rừng kết thúc trong phương án tạm sử dụng rừng được phê duyệt; bảo đảm diện tích rừng được phục hồi đáp ứng tiêu chí thành rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Dự án đường dây 500kV mạch 3 có thể hoàn thành đúng tiến độ, sau khi Nghị định số 27 ra đời.

Dự án đường dây 500kV mạch 3 có thể hoàn thành đúng tiến độ, sau khi Nghị định số 27 ra đời.

Căn cứ Nghị định số 27, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền quyết định phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng để thực hiện các hạng mục công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Trong tình huống, diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có văn bản lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản và chỉ phê duyệt khi được sự đồng ý của bộ, ngành chủ quản.

Nghị định cũng chỉ ra, chủ đầu tư dự án phải có văn bản đề nghị quyết định phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh phương án tạm sử dụng rừng gửi đến Sở NN-PTNT. Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở NN-PTNT có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở NN-PTNT sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh về báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng rừng và tổ chức thẩm định phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh phương án tạm sử dụng rừng.

Cùng với đó, trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh phương án tạm sử dụng rừng.

Nếu diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình và hồ sơ của Sở NN-PTNT, UBND cấp tỉnh phải lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản. 

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến UBND cấp tỉnh, bộ, ngành chủ quản có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi UBND cấp tỉnh.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của bộ, ngành chủ quản, Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh phương án tạm sử dụng rừng. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối với trường hợp không cần lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình và hồ sơ của Sở NN-PTNT, Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt. Nếu không phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp tỉnh cũng trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trước khi Nghị định số 27 ra đời, Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án trọng điểm quốc gia, EVN, cùng các địa phương có dự án lưới điện đi qua đã nhiều lần đề xuất việc tạm sử dụng rừng để thực hiện các dự án lưới điện.

Nghị định ra đời được cho là sẽ tháo "nút thắt" về triển khai các dự án năng lượng trọng điểm. Một trong số đó là dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) tới Phố Nối (Hưng Yên) dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2024. Dự án này sẽ tác động tới khoảng 10ha rừng, tại địa phận Quỳnh Lưu - Thanh Hóa và Quảng Trạch - Quỳnh Lưu.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát mỏ cát tại Vĩnh Long

Vĩnh Long Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Vĩnh Long và chủ đầu tư khẩn trương khảo sát, đánh giá lại hiện trạng tại các hộ dân sinh sống khu vực khai thác của 3 mỏ cát.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm