| Hotline: 0983.970.780

Cần hỗ trợ thêm kinh phí xây dựng Nông thôn mới

Thứ Hai 22/11/2021 , 10:17 (GMT+7)

Dù nguồn vốn được bố trí còn hạn chế nhưng giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu được giao trong Chương trình xây dựng NTM.

Đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã có 2 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM, vượt chỉ tiêu Trung ương đề ra. Ảnh: L.K.

Đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã có 2 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM, vượt chỉ tiêu Trung ương đề ra. Ảnh: L.K.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi, trong giai đoạn vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh này đã kịp thời ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các nghị quyết và quyết định quan trọng để tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Từ đó đã xây dựng những hướng đi phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương để hoàn thành những mục tiêu đề ra.

Đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã có 2 huyện đã được công nhận đạt chuẩn NTM là huyện Tư Nghĩa và huyện Nghĩa Hành. Riêng huyện đảo Lý Sơn đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương thẩm định, xét công nhận đạt chuẩn. Như vậy, so với kế hoạch mà Trung ương giao trong giai đoạn 2016 – 2020 (1 huyện đạt chuẩn) thì tỉnh Quảng Ngãi đã vượt kế hoạch đề ra.

Ngoài ra, tỉnh này cũng đã có 89 xã được công nhận đạt chuẩn, vượt kế hoạch Trung ương giao (80 xã). Đối với các tiêu chí nâng cao thì toàn tỉnh có 34 thôn được công nhận khu dân cư nông thôn kiểu mẫu. Số tiêu chí bình quân/xã: đạt 15,84 tiêu chí/xã, vượt 3,22 tiêu chí so với chỉ tiêu Trung ương giao (12,62 tiêu chí/xã).

Hạ tầng giao thông nông thôn ở Quảng Ngãi ngày càng được đầu tư hoàn thiện. Ảnh: L.K. 

Hạ tầng giao thông nông thôn ở Quảng Ngãi ngày càng được đầu tư hoàn thiện. Ảnh: L.K. 

Theo ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi, để đạt được kết quả trên, thì cùng với nguồn vốn ngân sách Trung ương, tỉnh đã cân đối bố trí ngân sách tỉnh, ưu tiên tập trung nguồn lực cho các xã trong kế hoạch đạt chuẩn, tạo điều kiện cho các xã đạt chuẩn NTM theo kế hoạch. Bên cạnh đó còn có sự đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Quảng Ngãi cũng chú trọng đến công tác hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Sau 5 năm (2016 – 2020), tỉnh đã bố trí hơn 274 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất. Ngoài ra, từ nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình: 30a, 135, Giảm nghèo bền vững ... các huyện, thành phố đã chỉ đạo các xã thực hiện nhiều mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cơ giới hóa sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: L.K.

Nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: L.K.

Bên cạnh những thành quả đã đạt được thì tỉnh này cũng gặp phải những tồn tại, hạn chế nhất định. Theo đó, ngân sách Nhà nước dành cho Chương trình MTQG xây dựng NTM vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của các địa phương. Việc bố trí vốn cho Chương trình giai đoạn 2016-2020 của tỉnh so với vốn trung ương chưa đảm bảo so với quy định.

Thêm nữa, cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn với xây dựng NTM chưa được thực hiện hiệu quả. Việc huy động vốn trong dân, trong cộng đồng dân cư và của doanh nghiệp chưa tương xứng, chủ yếu trông chờ vào nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, việc hoàn thành các thủ tục thực hiện, giải ngân vốn đầu tư hàng năm, công tác lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án tại một số huyện chưa kịp thời, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án và việc thực hiện hoàn thành các tiêu chí NTM.

Theo Đại diện Sở NN-PTNT Quảng Ngãi, nguyên nhân của những hạn chế này là do xuất phát điểm của đa số các xã còn thấp, trong khi nguồn lực của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; Phần lớn người dân nông thôn trong tỉnh còn nhiều khó khăn, bình quân diện tích sản xuất/hộ thấp, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là không đáng kể, thiên tai thường xuyên xảy ra, việc huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng cho xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn.

“Bên cạnh nguyên nhân khách quan nói trên thì nguyên nhân chủ quan là do công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn của một số sở, ngành còn chậm, chưa được quan tâm đúng mức, chưa tích cực hỗ trợ địa phương. Nguồn nhân lực trong các tổ chức chỉ đạo, điều hành; bộ máy giúp việc, quản lý thực hiện Chương trình các cấp chưa được bổ sung đầy đủ, thường xuyên biến động, thay đổi. làm cho công tác chỉ đạo, điều hành, theo dõi thực hiện thiếu tính liên tục, kịp thời”, ông Hồ Trọng Phương cho biết.

  • Tags:
Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

OCOP Nghệ An cần những mảng màu như Tứ Phương

Muốn phát triển thương hiệu OCOP vững bền đòi hỏi lượng và chất phải song đôi, xuyên suốt hành trình đã qua, Tứ Phương luôn xem đây là yêu cầu bắt buộc.