| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 23/10/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 23/10/2018

Cần làm rõ trách nhiệm cá nhân ở Thủ Thiêm

Liên tục hai cuộc gặp mặt giữa những vị lãnh đạo đương nhiệm TP.HCM với người dân Thủ Thiêm được tổ chức trong không khí rất sôi sục, vì sắp đến thời hạn 30/11/2018 mà Thanh tra Chính phủ yêu cầu chính quyền TP.HCM giải quyết các sai phạm dự án Thủ Thiêm.

Mọi lời xin lỗi hoặc lời hứa hẹn dành cho người dân Thủ Thiêm bây giờ không còn quan trọng nữa, mà hành động cụ thể mới có ý nghĩa quyết định.

(Ảnh minh họa: Thanh Vũ/TTXVN)

Ông Nguyễn Thành Phong chỉ mới làm Chủ tịch UBND TP.HCM được 2 năm, trong khi dự án Khu đô thị Thủ Thiêm đã được triển khai 20 năm. Tại buổi tiếp xúc ngày 18/10, ông Nguyễn Thành Phong nói: "Thay mặt chính quyền các thời kỳ, tận đáy lòng mình tôi chân thành xin lỗi người dân Thủ Thiêm về sai sót hạn chế trong quá trình thực hiện quy hoạch Thủ Thiêm, về những khốn khó người dân Thủ Thiêm phải gánh chịu".

Dù đang đảm trách vai trò Chủ tịch UBND TP.HCM nhưng tư cách “thay mặt chính quyền các thời kỳ” của ông Nguyễn Thành Phong cũng hơi miễn cưỡng.

Bởi lẽ, những nhân vật uy lực từng đặt bút ký duyệt giao đất cho doanh nghiệp, để làm sai lệch bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm, hiện nay đều còn khỏe mạnh và minh mẫn. Sao họ không đi cùng ông Nguyễn Thành Phong để cúi đầu xin lỗi nhân dân? Thậm chí, người đã ký duyệt cho làm bốn con đường ở Thủ Thiêm với giá 12 ngàn tỷ đồng, vẫn còn đương chức rất hoành tráng. Lẽ nào, những người ấy không đồng ý với kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ?

Nếu thế, họ hãy lên tiếng giải thích cho cộng đồng được thấu hiểu tâm tư thầm kín của họ trong những ngày rút ruột rút gan để phụng sự dự án khu đô thị Thủ Thiêm? Ngược lại, họ đã làm sai theo kiểu lạm quyền thì sự im lặng của họ cũng không thể làm nguội sức sống từ lò lửa chống tham nhũng mà Đảng và Nhà nước đang đôn đốc mỗi ngày!

Thanh tra Chính phủ khẳng định, hành vi “nở nồi” 4,3ha thuộc khu phố 1, phường Bình An, quận 2 đã ảnh hưởng đến quyền lợi một số người dân trong địa bàn, do đó khiếu nại của người dân Thủ Thiêm là có cơ sở và cần xem xét giải quyết sớm. Những người dân nằm ngoài ranh quy hoạch, tưởng có thể hưởng thụ chút tiện ích văn minh từ dự án Thủ Thiêm, ai dè bị di dời đột ngột và éo le. Nơi ở bao năm có việc làm của người lớn, có chỗ học của trẻ con, có hàng xóm thân thiết sum vầy, bỗng chốc mất hết. Người dân luôn luôn ủng hộ chủ trương phát triển đúng đắn của Chính phủ, nhưng người dân làm sao ngờ lại biến thành nạn nhân của những kẻ tham tàn vô lý. Chính vì vậy, nước mắt đầy Thủ Thiêm, tiếng khóc đầy Thủ Thiêm, giọng hờn giọng tủi đầy Thủ Thiêm!

Không thể không làm rõ trách nhiệm cá nhân tại Thủ Thiêm. Tại buổi tiếp xúc ngày 20-10, Bí thư Thành ủy TP.HCM – Nguyễn Thiện Nhân một lần nữa cam kết: "Hôm nay bà con cũng yêu cầu các mức xử lý, có nêu tên cụ thể. Tôi xin nói rằng trách nhiệm tập thể sẽ làm trên cơ sở kết luận thanh tra, mong bà con bình tĩnh, thường vụ Thành ủy sẽ làm đúng luật pháp. Trong 3 tháng tới việc xử lý sẽ được đẩy tốc độ cao hơn”.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm