| Hotline: 0983.970.780

Cần mạnh dạn thay kháng sinh bằng những chất khác

Thứ Tư 17/07/2013 , 09:42 (GMT+7)

Nếu chỉ bỏ kháng sinh khỏi TĂCN mà không có giải pháp thay thế nó, thì có thể sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng, tăng dịch bệnh trong chăn nuôi. Nhưng hiện nay, đã có rất nhiều giải pháp thay thế kháng sinh rất có hiệu quả.

Hiện đang có những ý kiến lo ngại rằng nếu bỏ kháng sinh khỏi TĂCN sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng, tăng dịch bệnh trong chăn nuôi. Nếu chỉ bỏ kháng sinh khỏi TĂCN mà không có giải pháp thay thế nó, thì có thể là như vậy. Nhưng hiện nay, đã có rất nhiều giải pháp thay thế kháng sinh rất có hiệu quả.

Nhiều chất thay tốt kháng sinh

Khi thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất thịt lợn an toàn chất lượng cao”, do Viện KHKTNN Miền Nam chủ trì (với sự tham gia của Viện Chăn nuôi, Viện Thú y, ĐH Nông Lâm TPHCM, Đại học Y Dược TPHCM và Chi cục Thú y Hà Nội), nhóm tác giả đã nghiên cứu khả năng sử dụng các chất thay thế kháng sinh làm chất kích thích trong thức ăn cho lợn, và đã có được những thành công đáng ghi nhận.

Khi sử dụng axit formic (một loại axit hữu cơ), nhóm tác giả đã chọn 400 con lợn, gồm các giống Duroc, Yorshire và Landrace, đều 60 ngày tuổi, mỗi con khoảng 20 kg. Số lợn này được chia đều vào 5 lô, gồm 1 lô sử dụng thức ăn có kháng sinh, 3 lô bổ sung axit formic với các mức khác nhau và 1 lô đối chứng. Phân tích mẫu vi sinh vật trong mẫu thức ăn sau 3 và 7 ngày trộn axit formic, kết quả cho thấy, số lượng vi sinh vật giảm dần tương ứng với mức tăng axit formic trong thức ăn.

Ở lô bổ sung kháng sinh vào thức ăn, vi sinh vật trong thức ăn cũng giảm dần. Trong khi mẫu thức ăn ở lô đối chứng, số lượng vi sinh vật tăng dần. Như vậy, có thể thấy cả kháng sinh và axit formic đều có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật. Về tăng trọng ở các lô bổ sung axit formic vào TĂCN, có những kết quả cụ thể như sau: với các tỷ lệ axit formic là 0,14%; 0,21% và 0,28%, đã có tác dụng cải thiện tăng trọng so với đối chứng tương ứng là 1,5%; 2,3% và 1,8%. Hệ số chuyển hóa thức ăn của lô bổ sung kháng sinh chlotetracylin với lô bổ sung 0,21% axit formic không có sự khác biệt về thống kê. Chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng của lợn ở lô bổ sung 0,21% axit formic giảm 0,65%. Tỷ lệ tiêu chảy của lợn ở các lô bổ sung axit fomic với các tỷ lệ như trên giảm lần lượt 19,6%; 25,2% và 24% so với lô đối chứng.

Ở thí nghiệm bổ sung probiotic nhằm thay thế kháng sinh trong thức ăn cho lợn thịt, nhóm tác giả đã chọn 750 con lợn của các giống như trên, với trọng lượng cũng khoảng 20 kg/con. Số lợn này cũng chia thành 5 lô, gồm 1 lô đối chứng, 3 lô bổ sung probiotic (với các mức 0,02%; 0,03% và 0,04%) và 1 lô bổ sung 0,12% kháng sinh chlotetracylin 15%. Trước khi cho lợn ăn thức ăn thí nghiệm, số lượng E.coli trong mẫu phân khá cao từ 3,1-3,8x108KL/gam phân, 46,7% số mẫu phân tích dương tính với Salmonella.

Sau 1 ngày, số lượng E.coli trong phân lợn ở lô đối chứng tăng thêm 0,38x108KL/gam, trong khi ở các lô bổ sung probiotic vào thức ăn, lượng E.coli và Salmonella trong phân giảm rõ rệt (E.coli giảm lần lượt 0,6; 0,76 và 0,93x108KL/gam phân). Sau 7 ngày thí nghiệm, lượng E.coli trong các lô bổ sung probiotic (0,02; 0,03 và 0,04%) và chlotetracylin (0,12%) giảm lần lượt là 1,05; 1,58, 1,59% và 2,15x108KL/gam phân. Đồng thời thấp hơn ở lô đối chứng lần lượt là 0,93; 1,4; 1,38 và 2x108KL/gam.

Như vậy, tuy không mạnh bằng kháng sinh, nhưng probiotic khi bổ sung vào TĂCN cũng có tác dụng tích cực trong việc làm giảm mạnh lượng E.coli và Salmonella trong phân lợn. Ngoài ra, probiotic còn có tác dụng trong việc duy trì hệ vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa bằng cách cạnh tranh loại trừ và hoạt động đối kháng. Việc bổ sung probiotic (0,03% và 0,04%) thức ăn đã giúp lợn cải thiện tăng trọng lần lượt 1,82%, giảm 40,6% số ngày lợn bị tiêu chảy so với lô đối chứng.

Nghiên cứu dùng thảo dược trộn vào thức ăn để phòng bệnh hô hấp và tiêu chảy ở lợn cũng đem lại những kết quả tích cực. Khi dùng chế phẩm ký hiệu FR (gồm cao hoàn ngọc, cao mật nhân, cao ô rô, cao măng cụt, cao ký ninh…) bổ sung vào thức ăn để phòng bệnh tiêu chảy ở lợn, tỷ lệ từ 0,2 đến 0,4%, có tác dụng cải thiện tăng trọng của lợn từ 3,3-4,2% ở giai đoạn sinh trưởng và 2,6% ở giai đoạn vỗ béo, tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng trọng giảm 3,2%, chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng giảm 4,2%. Lô bổ sung 0,3% FR có tác dụng làm giảm 27,3% số ngày tiêu chảy của lợn. Và đáng chú ý là không có sự khác biệt thống kê ở tất cả các chỉ tiêu theo dõi giữa lô bổ sung 0,12% chlotetracyclin với lô bổ sung 0,3% chế phẩm FR.

Khi bổ sung 0,5% chế phẩm FH (gồm cao bọ mắm, cao mật nhân, cao trà dây, cao hoàn ngọc, cao bách bộ…) và 0,2% tiamulin vào thức ăn để phòng bệnh hô hấp ở lợn thịt, đã có tác dụng cải thiện 1,66% và 1,96% tăng trọng so với đối chứng. Hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn ở các lô bổ sung chế phẩm FH và lô bổ sung tiamulin đã giảm lần lượt 4,1% và 5,1%. Chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng của lợn ở các lô bổ sung 0,2% tiamulin, 0,5% và 0,6% FH giảm lần lượt 3,1%; 2,1% và 2%.

Khi bổ sung 0,12% chlotetracyclin 15%; 0,2 % tiamulin và 0,3 % FR + 0,5% FH vào thức ăn để phòng bệnh và kích thích tăng trưởng ở lợn, đã có tác dụng cải thiện tăng trọng lần lượt 2,27%; 1,81% và 1,96% so với không bổ sung. Không có sự khác biệt thống kê về tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn và chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng giữa các lô bổ sung kháng sinh với lô bổ sung đồng thời các chế phẩm thảo dược. Số ngày con tiêu chảy ở lô bổ sung 0,12% chlotetracyclin và 0,3% FR + 0,5 % FH đã có tác dụng làm giảm lần lượt 27,98% và 21,37% so với không bổ sung…

Từ những kết quả trên, nhóm tác giả khẳng định “Để sản xuất thịt lợn an toàn trước khi giết mổ (khâu chăn nuôi), cần áp dụng giải pháp tổng hợp về an toàn sinh học, dinh dưỡng thức ăn, giống và kỹ thuật chăn nuôi. Hoàn toàn không cần dùng kháng sinh và chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn mà dùng các chất thay thế khác như axit hữu cơ, probiotic, enzyme, thảo dược trộn vào thức ăn, vẫn đảm bảo tăng trưởng và hiệu quả sản xuất”.

Vài mô hình tiêu biểu

Trên thực tế trong chăn nuôi ở nước ta, cũng đã có những trang trại đang rất thành công với các mô hình chăn nuôi bằng thức ăn không trộn kháng sinh. Trang trại Thanh Đức của ông Lâm Thanh Đức (xã Xuân Phú, Xuân Lộc, Đồng Nai), hiện đang có 70 ngàn con gà đẻ lấy trứng. Từ nhiều năm nay, ông Đức không mua thức ăn của các nhà máy mà tự mua nguyên liệu về chế biến. Nhờ cẩn thận trong các khâu chọn, chế biến nguyên liệu, ông Đức đã không cần phải trộn thêm kháng sinh vào thức ăn.


Trứng gà của trang trại Thanh Đức đã XK sang Nhật nhờ không bỏ kháng sinh vào thức ăn

Vậy mà đàn gà ở trang trại Thanh Đức vẫn sinh trưởng tốt, tỷ lệ hao hụt rất thấp, và nhất là trứng gà của trang trại này không hề có tồn dư kháng sinh như ở các trang trại khác. Nhờ đó, hiện nay, mỗi tháng, trang trại Thanh Đức đang xuất khẩu được 100.000 quả trứng gà sang Nhật Bản. Đây là thị trường rất khắt khe với các sản phẩm có tồn dư kháng sinh. Khắt khe tới mức dù có nhu cầu đặt mua trứng cút luộc bóc vỏ từ các nhà nhập khẩu nước này, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang phải lắc đầu đầy tiếc nuối bởi cứ kiểm tra trứng cút là lại bị dính kháng sinh.

Cũng ở Đồng Nai, trang trại gà của bà Cao Thị Ten (xã Phú Ngọc, Định Quán), đã và đang rất thành công với mô hình nuôi gà bằng thức ăn không trộn kháng sinh, mà thay vào đó là chế phẩm thảo dược. Bằng loại thức ăn này, bà Ten đã thành công trong việc nuôi gà thảo dược vừa đạt hiệu quả về kinh tế (sinh trưởng tốt, tỷ lệ hao hụt thấp…) vừa có được sản phẩm gà thịt sạch đúng nghĩa, có mùi vị thơm ngon hơn hẳn gà nuôi bằng thức ăn có kháng sinh. Nhờ đó, trong thời gian qua, khi người nuôi gà lao đao vì già gà xuống quá thấp, thì bà Ten vẫn sống khỏe với con gà thảo dược của mình nhờ có mối bao tiêu ổn định với giá tốt.


Thảo dược dùng trộn vào thức ăn ở trang trại của bà Cao Thị Ten

Nếu chưa thể ngay lập tức cấm hẳn việc cho kháng sinh vào TĂCN thì ngành chăn nuôi cũng nên đẩy mạnh vận động, hướng dẫn các nhà máy sản xuất TĂCN thay thế dần kháng sinh bằng những chất khác, nhân rộng các mô hình chăn nuôi không sử dụng thức ăn có trộn các chất thay thế kháng sinh... Chứ không thể vì lý do nền chăn nuôi còn nhỏ lẻ, vì nhiều nước còn chưa cấm, mà cứ “bình chân như vại” trước những cảnh báo về tác hại tới sức khỏe con người do kháng sinh trong TĂCN.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm