| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 24/02/2022 , 15:24 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 15:24 - 24/02/2022

Cần một thái độ tha thứ và bao dung

Nguyễn Quốc Khiêm được gì trong suốt quá trình giả danh bác sĩ kéo dài từ đầu tháng 7/2021 cho đến hết tháng 9/2021? Mục đích duy nhất là để tham gia chống dịch.

Câu chuyện Nguyễn Quốc Khiêm (sinh năm 1996, quê Ninh Thuận) đã giả danh bác sĩ để vào khu điều trị F0 đặt tại Trường Cao đẳng Điện lực TP.HCM, thực sự khiến nhiều người bất ngờ. Thế nhưng, giữa những lời xôn xao bàn tán, không thể chỉ vang lên những câu hạch tội nặng nề đối với một chàng trai 26 tuổi.

Khu điều trị F0 mà Nguyễn Quốc Khiêm từng xuất hiện như một bác sĩ, cho biết trong danh sách do Trường ĐH Y Dược TP.HCM giới thiệu xuống thì anh là sinh viên khoa y và vẫn xác định là sinh viên tình nguyện, sau đó Nguyễn Quốc Khiêm mới tự xưng thạc sĩ - bác sĩ, đưa ra các giấy khen. Còn lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM khẳng định, quan trọng phải xác định rõ mục đích cuối cùng của người xưng bác sĩ này là gì, hậu quả gây ra ra sao. Thời điểm dịch bệnh căng thẳng như thời chiến, việc tình nguyện viên xung phong chống dịch cứu người là việc rất tốt. Chỉ có điều nếu lạm dụng là bác sĩ để lấy tiền bạc thì phải xử lý.

Nguyễn Quốc Khiêm từng tốt nghiệp hệ trung cấp tại Trường Cao đẳng Sài Gòn Gia Định niên khóa 2016 - 2018, với chuyên môn y sĩ đa khoa. Nguyễn Quốc Khiêm thú nhận trước cơ quan điều tra: “Từ khi ra trường đến nay, tôi chưa làm ở đâu cả, có ôn thi lại đại học 2 lần nhưng không đậu. Trong suốt quá trình tình nguyện, tôi cũng không nhận được bất cứ khen thưởng hoặc ghi nhận nào từ phía ngành y tế”.

Nghĩa là, Nguyễn Quốc Khiêm không phải thạc sĩ, bác sĩ và cũng chưa từng là sinh viên y khoa. Nguyễn Quốc Khiêm đã giả danh sinh viên để được tham gia nhóm tình nguyện viên chống dịch, và tiếp tục giả danh bác sĩ, giả danh thạc sĩ để thể hiện vai trò trong khu điều trị F0. Hành vi gian dối của Nguyễn Quốc Khiêm có tính chất bồng bột, chứ hầu như không có tính chất lừa đảo.

Nguyễn Quốc Khiêm được gì trong suốt quá trình giả danh kéo dài từ đầu tháng 7/2021 cho đến hết tháng 9/2021? Mục đích duy nhất là để tham gia chống dịch. Hãy nhớ rằng, thời điểm ấy, Covid-19 hoành hành dữ dội tại TP.HCM buộc chính quyền phải áp dụng các biện pháp mạnh mẽ nhất để hạn chế người dân ra khỏi nhà. Dĩ nhiên, ai mà không hoang mang, ai mà không lo lắng. Nguyễn Quốc Khiêm đã không ngồi yên để bảo vệ an toàn sức khỏe riêng mình, mà có tinh thần cống hiến vì cộng đồng. Đó là một thái độ rất đáng trân trọng.

Nguyễn Quốc Khiêm giả danh bác sĩ chỉ là một sự nông nổi, khi chọn sai phương pháp để được chung tay chống dịch. Sự giả danh của Nguyễn Quốc Khiêm, không thể nào bào chữa về biểu hiện gian dối. Tuy nhiên, Nguyễn Quốc Khiêm đã tự xưng “bác sĩ - thạc sĩ” chỉ nhằm ra “oai”, chứ không tranh thủ để chiếm đoạt của người khác bất cứ điều gì.

Sự giả danh của Nguyễn Quốc Khiêm đã vi phạm pháp luật. Thế nhưng, trong bối cảnh cam go bấy giờ của TP.HCM ứng phó Covid-19 với ngổn ngang sai sót, thì nên nhìn sự giả danh của Nguyễn Quốc Khiêm cũng như một sai sót. Nguyễn Quốc Khiêm với nhiệt huyết tuổi trẻ đã nhận ra lỗi lầm của mình, thì rất cần được tha thứ và bao dung.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm