| Hotline: 0983.970.780

Can thiệp nội mạch để điều trị suy tĩnh mạch

Thứ Bảy 20/05/2017 , 08:19 (GMT+7)

Bệnh suy tĩnh mạch chi dưới thường được nhắc đến là do các van tĩnh mạch bị hư hỏng, ngoài ra nó còn do bị chèn ép từ bên ngoài bởi một khiếm khuyết tự nhiên của cơ thể.

ThS-BS Lê Thanh Phong - Khoa Lồng ngực Mạch máu - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: “Hiện nay, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là bệnh viện đầu tiên trong cả nước thực hiện phương pháp điều trị suy tĩnh mạch bằng can thiệp nội mạch chỉ bằng một vết đâm kim vào tĩnh mạch đùi, phần tĩnh mạch bị chèn ép sẽ được nong ra và được đặt stent (giá đỡ tĩnh mạch) vào lòng mạch. Khi dòng máu về tim không còn bị cản trở, các hậu quả do sự chèn ép gây ra sẽ không xuất hiện và cải thiện đáng kể khi đã xảy ra”.

09-55-50_trng-41-bs-le-thnh-phong-dng-chi-se-phuong-php-dieu-tri-suy-tinh-mch-do-tc-nghen-bng-cn-thiep-noi-mch
BS Lê Thanh Phong đang chia sẻ phương pháp điều trị suy tĩnh mạch do tắc nghẽn bằng can thiệp nội mạch

Bệnh suy tĩnh mạch chi dưới thường được nhắc đến là do các van tĩnh mạch bị hư hỏng, ngoài ra nó còn do bị chèn ép từ bên ngoài bởi một khiếm khuyết tự nhiên của cơ thể. Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu có thể gây nên tình trạng suy tĩnh mạch chi dưới mức độ nặng, đôi khi gây nguy hiểm tính mạng, nhưng không thể chữa khỏi bằng những cách điều trị suy tĩnh mạch thông thường

Với sự can thiệp của nội mạch, hội chứng này có thể điều trị khỏi bằng cách nong bóng và đặt giá đỡ tĩnh mạch (stent) chỉ qua một vết đâm kim ở vùng bẹn đùi. Sau khi mổ, người bệnh có thể đi lại vài giờ sau đó và có thể xuất viện trong ngày.

Điển hình là bệnh nhân L.T.H (sinh năm 1956, Sóc Trăng), tám năm trước bệnh nhân thường xuyên bị phù chân trái, nhất là khi đứng lâu và đi lại nhiều kèm theo nổi các tĩnh mạch ngoài da. 2 năm trước, bệnh nhân bị một vết loét ở mắt cá trong chân trái gây chảy dịch và rất đau đớn, đã nhập viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Tại đây, các bác sĩ khoa Lồng ngực Mạch Máu chẩn đoán bà bị suy tĩnh mạch giai đoạn cuối do hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu và điều trị sau đó bằng nong bóng, đặt stent tái thông tĩnh mạch chậu thành công.

Sau khi mổ, tình trạng phù của bà giảm, khoảng 10 ngày sau vết loét hoàn toàn lành và không còn đau, các triệu chứng suy tĩnh mạch chân khác cũng được cải thiện dần sau đó. Sau khi điều trị và theo dõi 2 năm, hiện nay tình trạng suy tĩnh mạch không tái phát và các kết quả kiểm tra cho thấy tĩnh mạch chậu được tái thông vẫn hoạt động tốt, không tái hẹp.

Còn bệnh nhân N.T.M.T (sinh năm 1975, TPHCM) được chuyển đến BV ĐHYD TP.HCM trong tình trạng chân trái phù to và đau. Các bác sĩ làm các xét nghiệm, siêu âm và chẩn đoán chị bị huyết khối tĩnh mạch sâu cấp tính chân trái do tắc tĩnh mạch chậu. Chị được phẫu thuật để lấy hết huyết khối trong lòng mạch, đồng thời nong bóng và đặt stent tái thông dòng chảy của tĩnh mạch, kết hợp với thuốc kháng đông máu. Ngày thứ 6 sau phẫu thuật tình trạng sưng phù và đau chân của chị T đã hết, có thể đi lại và xuất viện.

09-55-50_trng-41-chn-benh-nhn-lth-truoc-su-phu-thut

(Kiến thức gia đình số 19)

Xem thêm
Phẫu thuật robot điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ

TP.HCM Bệnh viện Bình Dân vừa thực hiện phẫu thuật robot cắt khối tá tụy điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ cho nam bệnh nhân 43 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Nấm linh chi có giúp ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ không?

Nấm linh chi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nên nhiều người cho rằng có thể dùng nấm linh chi để chống lại sự tấn công của những virus có hại.

Bình luận mới nhất