| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ khẩn cấp đầu tư xây dựng các tuyến kè chống sạt lở

Thứ Ba 27/09/2022 , 09:36 (GMT+7)

UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Quyết định xây dựng hai công trình kè chống sạt lở khẩn cấp ở huyện Phong Điền và Vĩnh Thạnh với kính phí hơn 13 tỷ đồng.

Empty

UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Quyết định xây dựng hai công trình kè chống sạt lở khẩn cấp ở huyện Phong Điền và Vĩnh Thạnh với kính phí hơn 13 tỷ đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hai công trình gồm kè chống sạt lở khẩn cấp bờ phải Rạch Sung ở xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền và kè chống sạt lở khẩn cấp kênh Cái Sắn (phía bờ Bắc) ở xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh. Trong đó, kè chống sạt lở Rạch Sung có chiều dài 80m, kết cấu kè bán kiên cố, kết hợp thảm đá gia cố mái với kinh phí 4 tỷ đồng còn kè chống sạt lở kênh Cái Sắn chiều dài 70m, kết cấu kè kiên cố dạng bản sàn kết hợp cừ dự ứng lực, có thảm đá giá cố mái với kinh phí 9 tỷ đồng. Đơn vị được giao làm chủ đầu tư là Chi cục Thủy lợi thuộc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ. Thời gian thực hiện từ năm 2022 đến 2023.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết: Việc đầu tư xây dựng hai tuyến kè nói trên nhằm kịp thời khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, chống sạt lở khẩn cấp ở Rạch Sung và kênh Cái Sắn để khẩn trương nối lại giao thông trên tuyến, đảm bảo việc đi lại, lưu thông hàng hóa của người dân và đảm bảo an toàn giao thông và kịp thời ngăn chặn sạt lở không tiếp tục lấn sâu vào phía bên trong nhà dân. Đồng thời tuyệt đối đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của người dân.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Cần Thơ đã ghi nhận 9 điểm sạt lở lở bờ sông, làm sạt hoàn toàn 5 căn nhà, 16 căn nhà bị sạt một phần, tổng chiều dài ảnh hưởng của sạt lở 268m, thiệt hại ước tính hơn 2,6 tỷ đồng.

Empty

Việc đầu tư xây dựng hai tuyến kè Rạch Sung và kênh Cái Sắn nhằm kịp thời khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trước đó. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Nguyễn Quí Ninh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự -Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ cho biết: Những năm gần đây, tình hình sạt lở diễn ra rất phức tạp trên địa bàn thành phố, gây ra thiệt hại lớn về người tài sản của nhân dân trên địa bàn. Trong các năm qua, Cần Thơ đã tổ chức thực hiện nhiều giải pháp phòng, chống sạt lở (bao gồm công trình và phi công trình) để hạn chế đến mức thấp nhất.

Empty

Từ đầu năm 2022 đến nay, Cần Thơ đã ghi nhận 9 điểm sạt lở lở bờ sông, làm sạt hoàn toàn 5 căn nhà, 16 căn nhà bị sạt một phần. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để chủ động ứng phó với thiên tai, thời gian qua, địa phương đã chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”. Tuy nhiên, tình hình sạt lở bờ sông được dự báo sẽ diễn ra rất phức tạp trong thời gian tới, nguy cơ gây ra thiệt hại lớn về người tài sản của người dân.

Bên cạnh đó, ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn, chưa đủ vốn để đầu tư các tuyến kè ở những khu vực sạt lở đang bức xúc. Nhằm ứng phó với tình trạng sạt lở bờ sông đang ngày càng diễn biến phức tạp, mới đây, UBND TP Cần Thơ đã kiến nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành bố trí nguồn vốn để thành phố xây dựng 4 công trình kè chống sạt lở khẩn cấp với kinh phí khoảng 750 tỷ đồng.

Bốn dự án kè Cần Thơ đề nghị Trung ương hỗ trợ có tổng chiều dài 5.150m, trong đó có 3 dự án ở quận Bình Thủy (sông Trà Nóc và sông Bình Thủy) và 1 dự án ở huyện Vĩnh Thạnh (sông Cái Sắn). Mỗi công trình kè này có mức đầu tư dự kiến từ 100 – 300 tỷ đồng.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuân về trên vùng biên cương

Quảng Bình Bà con dân tộc trên vùng miền núi huyện Bố Trạch đã có thêm cái tết ấm áp khi chương trình 'Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản' đến với bà con.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.