| Hotline: 0983.970.780

Cần trục xuất người Trung Quốc lao động chui tại các dự án điện gió

Thứ Sáu 21/05/2021 , 18:06 (GMT+7)

Các tỉnh không nên hợp thức hóa cho những người Trung Quốc lao động trái phép. Phải phạt nặng doanh nghiệp, trục xuất lao động trái phép và quy trách nhiệm cán bộ quản lý...

Người dân ngăn cản thi công dự án điện gió ở Đăk Nông. Ảnh: Minh Hậu.

Người dân ngăn cản thi công dự án điện gió ở Đăk Nông. Ảnh: Minh Hậu.

Đăk Nông cần làm rõ trách nhiệm của Công an và chính quyền cơ sở 

Sau khi Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh về các vi phạm trong quản lý người Trung Quốc ở các dự án điện gió tại huyện Đăk Song, mới đây, ông Trần Xuân Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đăk Nông đã có văn bản, chỉ đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đăk Nông chủ động ban hành văn bản hướng dẫn các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng lao động nước ngoài.

Văn bản của UBND tỉnh Đăk Nông giao Công an tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm đối với những trường hợp người nước ngoài nhập cảnh bất hợp pháp hoặc hoạt động không đúng mục đích của thị thực nhập cảnh tại địa phương.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành văn bản hướng dẫn các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng lao động nước ngoài; làm tốt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm quy định quản lý, sử dụng lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn các chủ đầu tư, doanh nghiệp về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với lao động làm việc trong các dự án của đơn vị, nhất là người nước ngoài. Ngành Y tế phải thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và xử lý đối với những chuyên gia, lao động nước ngoài vi phạm quy trình cách ly, phòng chống dịch Covid-19.

Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng và UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm việc quản lý người nước ngoài. Các sở ban ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm chỉ đạo, đồng thời, thường xuyên báo cáo cho UBND tỉnh.

Các dự án điện gió đứng tên đại gia Đỗ Lê Quân đưa người Trung Quốc vào hoạt động khi chưa có phép. Ảnh: Minh Hậu.

Các dự án điện gió đứng tên đại gia Đỗ Lê Quân đưa người Trung Quốc vào hoạt động khi chưa có phép. Ảnh: Minh Hậu.

Trước đó, như Báo Nông nghiệp Việt Nam đã phản ánh trong loạt bài Đằng sau cơn sốt điện gió ở Tây Nguyên, tại các dự án điện gió Đăk N’Drung 1,2,3 đứng tên ông Đỗ Lê Quân đã được ông Trần Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông ký cấp quyết định chủ trương đầu tư cùng một ngày (1/10/2020).

Khi chưa hoàn thiện thủ tục đất đai, các doanh nghiệp đứng tên ông Đỗ Lê Quân đã đưa người Trung Quốc vào thực hiện dự án, gây bức xúc trong nhân dân ở các xã Thuận Hà, Thuận Hạnh, Đắk N’Drung và Nâm N’Jang...

Sau khi báo phản ánh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đăk Nông đã lập đoàn kiểm tra và phát hiện 102 người lao động người Trung Quốc đang làm việc tại các dự án điện gió Đăk N’Drung 1,2,3. Trong số này thì chỉ có duy nhất 1 người được cấp phép lao động, 101 người còn lại chưa được cấp phép lao động theo quy định của Việt Nam.

Sau đó, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đăk Nông đã mời đại diện chủ đầu tư, nhà thầu thi công lên làm việc liên quan đến số lao động Trung Quốc "chui" trong các dự án điện gió của đại gia Đỗ Lê Quân. Tuy nhiên, theo nguồn tin của báo Nông Nghiệp Việt Nam, đại diện nhà thầu và đơn vị thi công mới cung cấp được danh sách những lao động Trung Quốc cho cơ quan chức năng chứ chưa có hồ sơ cụ thể. Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đăk Nông đã yêu cầu các đơn vị này bổ sung hồ sơ và quay lại làm việc trong thời gian tới.

Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam, công an tỉnh Đăk Nông cần làm rõ  hàng trăm người Trung Quốc lao động trái phép tại các dự án điện gió đã xâm nhập Việt Nam bằng con đường nào? Ai tổ chức cho họ vào Việt Nam lao động trái phép? Làm rõ trách nhiệm của chính quyền cơ sở và trách nhiệm công an địa phương vì đã để người nước ngoài lưu trú, lao động bất hợp pháp trong thời gian dài mà không phát hiện, xử lý.

Xây nhà xưởng đón người Trung Quốc vào làm dự án điện gió. Ảnh: Minh Hậu.

Xây nhà xưởng đón người Trung Quốc vào làm dự án điện gió. Ảnh: Minh Hậu.

Đăk Lắk không thể hợp thức hóa cho sai phạm

Tại tỉnh Đăk Lăk, trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, bà Trần Thị Minh Lý, Trưởng Phòng Lao động, Việc làm và Giáo dục nghề nghiệp (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đăk Lăk) cho biết, cơ quan này đã mời đại diện chủ đầu tư Nhà máy điện gió Krông Búk 1, 2 và Dự án Nhà máy điện gió Cư Né 1,2 lên làm việc liên quan đến hàng chục lao động Trung Quốc chưa được cấp phép.

Theo bà Lý hiện có 78 người Trung Quốc đang làm việc tại các dự án điện gió tại huyện Krông Búk. 

“Toàn bộ số người lao động nước ngoài này chưa được cấp giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Như vậy, số lao động nước ngoài này đã vi phạm pháp luật lao động về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam”, bà Lý khẳng định.

Theo số liệu thu thập được hiện có 78 người quốc tịch Trung Quốc đang làm việc tại các dự án điện gió ở Krông Búk; thông qua 18 doanh nghiệp bảo lãnh.

“Hiện nay Sở cũng thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh thông báo tuyển dụng lao động, chuyên gia cho các dự án điện gió này. Thời gian tuyển dụng là đến ngày 5/6, nếu hết thời gian này mà không đủ số lao động theo nhu cầu của nhà thầu thì UBND tỉnh mới đồng ý cho tuyển dụng lao động nước ngoài vào”, bà Lý nói.

Bà Trần Thị Minh Lý cho biết thêm, đến hết thời gian tuyển dụng nhà thầu mới làm thủ tục cho các lao động này hoạt động tại địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Hiện tại đang dịch Covid-19 nên Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đăk Lăk đã yêu cầu các lao động này ở nguyên tại khu vực dự án, không được di chuyển đi nơi khác cho đến khi được cấp phép.

Tuy nhiên, theo Báo Nông nghiệp Việt Nam, tỉnh Đăk Lăk không nên cho phép các lao động Trung Quốc tiếp tục lưu trú trong các dự án điện gió để chờ làm "thủ tục" tuyển dụng. Việc này sẽ tạo tiền lệ xấu, khiến cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân... khinh nhờn pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp này, tỉnh Đắk Lăk cần trục xuất ngay những lao động trái phép người nước ngoài và xử phạt thật nặng doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Mọi thủ tục tuyển dụng lao động nước ngoài của các doanh nghiệp phải được áp dụng theo quy trình từ đầu và chỉ thực hiện khi dự án đã đầy đủ thủ tục pháp lý.

Kon Tum: 28 người Trung Quốc lao động trái phép tại dự án Đăk Glêi

Tại tỉnh Kon Tum, qua rà soát, cơ quan chức năng tỉnh này cũng phát hiện có 28 người Trung Quốc đang làm việc tại các dự án điện gió ở huyện Đăk Glêi chưa được cấp phép lao động.

Theo tìm hiểu của Báo Nông nghiệp Việt Nam, dự án điện gió ở huyện Đăk Glêi được UBND tỉnh Kon Tum quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty Cổ phần Tân Tấn Nhật có trụ sở chính tại Thôn 4, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Tổng vốn đầu tư của dự án 1.890 tỷ đồng trong đó vốn góp của Công ty Cổ phần Tân Tấn Nhật là 380 tỷ đồng, chiếm 20% tổng vốn đầu tư của dự án; và vốn vay từ Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Kon Tum là 1.510 tỷ đồng. Dự án được thực hiện tại các xã Đăk Môn, Đăk Kroong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, với diện tích mặt đất sử dụng là 24,55 ha.

Rà soát, tổng hợp báo cáo Thủ tướng

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã ký Công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Công điện nêu rõ tình trạng người nước ngoài nhập cảnh trái phép và nhập cảnh với mục đích tìm việc làm không đúng quy định của pháp luật lao động đang xảy ra tại nhiều địa phương. Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo rà soát toàn bộ các cơ sở, doanh nghiệp đang sử dụng lao động là người nước ngoài tại địa phương. Trên cơ sở đó, tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ mọi trường hợp nhập cảnh, lao động nước ngoài đã đăng ký và làm việc tại các cơ sở, doanh nghiệp,… Kiên quyết không để sót, để lọt người nhập cảnh trái phép lao động trong cơ sở, doanh nghiệp. Báo cáo kết quả rà soát về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trước ngày 25/5/2021 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.