| Hotline: 0983.970.780

Bao nhiêu người Trung Quốc không phép trong các dự án điện gió Tây Nguyên?

Thứ Hai 17/05/2021 , 17:57 (GMT+7)

Tây Nguyên là vùng chiến lược, chính vì vậy nhiều người cho rằng việc đưa người Trung Quốc vào các dự án điện gió cần phải được kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt.

Sau khi Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng tải loạt bài Đằng sau cơn sốt điện gió ở Tây Nguyên, nhiều địa phương đã tiến hành kiểm tra và phát hiện hàng loạt người Trung Quốc đang hoạt động trong các dự án điện gió khi chưa đầy đủ thủ tục theo quy định.

Xây dựng nhà xưởng đón người Trung Quốc trong dự án điện gió ở tỉnh Đăk Lăk. Ảnh: Minh Hậu.

Xây dựng nhà xưởng đón người Trung Quốc trong dự án điện gió ở tỉnh Đăk Lăk. Ảnh: Minh Hậu.

Theo báo cáo của Sở Công thương tỉnh Đăk Lăk, tính đến ngày 22/3/2021 trên địa bàn tỉnh này đã có 40 dự án điện gió đã trình hồ sơ bổ sung quy hoạch phát triển điện lực, 4 dự án đã tổ chức lấy ý kiến hiện đang xem xét đưa vào quy hoạch, 6 dự án đang nghiên cứu khảo sát đo gió, 6 dự án nhà đầu tư đăng ký nghiên cứu khảo sát ở khu vực có tiềm năng phát triển điện gió…

Nếu các dự án điện gió triển khai xây dựng, số lượng người Trung Quốc trong các dự án ước tính có thể lên đến hàng nghìn người.

Chiều 17/5, trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, bà Trần Thị Minh Lý, Trưởng Phòng Lao động, Việc làm và Giáo dục nghề nghiệp (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đăk Lăk) cho biết, cơ quan này vừa tiến hành kiểm tra và phát hiện 69 lao động Trung Quốc đang làm việc tại các dự án điện gió trên địa bàn nhưng chưa làm thủ tục xin cấp phép đối với lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Cụ thể 69 lao động, chuyên gia quốc tịch Trung Quốc này hiện đang hoạt động ở 4 dự án nhà máy điện gió tại huyện Krông Búk gồm: Dự án Nhà máy điện gió Krông Búk 1, 2. Dự án Nhà máy điện gió Cư Né 1,2.

Trong số này có 1 người làm việc cho nhà đầu tư và 68 người làm việc cho nhà thầu. Chỉ có 45 người khai báo tạm trú tại UBND xã Cư Né nhưng chưa được cấp giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định.

Dự án điện gió ở Ea H'leo chưa đủ thủ tục pháp lý đã xây dựng. Ảnh: Minh Hậu.

Dự án điện gió ở Ea H'leo chưa đủ thủ tục pháp lý đã xây dựng. Ảnh: Minh Hậu.

Qua làm việc với đoàn công tác của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đăk Lăk, các nhà thầu, chủ đầu tư lý giải, việc đưa lao động Trung Quốc đến làm việc do triển khai thực hiện các dự án điện gió phức tạp, phải trải qua nhiều hạng mục, nhiều công đoạn, nhiều công việc, trong đó có những công việc có yêu cầu về mặt kỹ thuật cao; hệ thống thiết bị, máy móc nhập khẩu từ nước ngoài; mặt khác lại phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành.

Cũng theo bà Trần Thị Minh Lý, nhà đầu tư các dự án điện gió trên địa bàn cũng đã có văn bản gửi sở hướng dẫn việc cấp phép cho hơn 400 chuyên gia Trung Quốc đến địa phương để thực hiện dự án. Hiện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đang làm các hướng dẫn để nhà thầu hoàn tất thủ tục đưa chuyên gia vào địa phương làm việc.

Người Trung Quốc trong dự án điện gió của đại gia Đỗ Lê Quân. Ảnh: Minh Hậu.

Người Trung Quốc trong dự án điện gió của đại gia Đỗ Lê Quân. Ảnh: Minh Hậu.

Tại tỉnh Kon Tum, qua rà soát, cơ quan chức năng tỉnh này cũng phát hiện có 28 người Trung Quốc đang làm việc tại các dự án điện gió ở huyện Đăk Glêi chưa được cấp phép lao động.

Theo tìm hiểu của Báo Nông nghiệp Việt Nam, dự án điện gió ở huyện Đăk Glêi được UBND tỉnh Kon Tum quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty Cổ phần Tân Tấn Nhật có trụ sở chính tại Thôn 4, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Tổng vốn đầu tư của dự án 1.890 tỷ đồng trong đó vốn góp của Công ty Cổ phần Tân Tấn Nhật là 380 tỷ đồng, chiếm 20% tổng vốn đầu tư của dự án; và vốn vay từ Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Kon Tum là 1.510 tỷ đồng. Dự án được thực hiện tại các xã Đăk Môn, Đăk Kroong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, với diện tích mặt đất sử dụng là 24,55 ha.

Hàng trăm người Trung Quốc chưa có giấy phép đang hoạt động trong các dự án điện gió tại Đăk Nông. Ảnh: Minh Hậu.

Hàng trăm người Trung Quốc chưa có giấy phép đang hoạt động trong các dự án điện gió tại Đăk Nông. Ảnh: Minh Hậu.

Tại tỉnh Đăk Nông, qua kiểm tra tại Dự án điện gió Đắk N’Drung 1,2,3, huyện Đắk Song, tỉnh này đã phát hiện có 102 người lao động người Trung Quốc đang làm việc tại đây. Tuy nhiên, trong tổng số 102 người Trung Quốc này thì chỉ có duy nhất 1 người được cấp phép lao động, 101 người còn lại chưa được cấp phép.

Trong quá trình tìm hiểu về các dự án điện gió Đăk N’Drung 1,2,3 được biết, cả ba dự án này đều đứng tên ông Đỗ Lê Quân, đều được ông Trần Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông ký cấp quyết định chủ trương đầu tư cùng một ngày (1/10/2020). Ông Đỗ Lê Quân được biết đến với vai trò Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tài Tâm, một doanh nghiệp khá tiếng tăm trong lĩnh vực bất động sản ở Hà Nội.

Khi chưa hoàn thiện thủ tục đất đai, các doanh nghiệp đứng tên ông Đỗ Lê Quân đã đưa người Trung Quốc vào thực hiện dự án, gây bức xúc trong nhân dân ở các xã Thuận Hà, Thuận Hạnh, Đắk N’Drung và Nâm N’Jang...

Chưa đầy đủ thủ tục pháp lý nhưng chủ đầu tư đã đưa máy móc, thiết bị vào triển khai dự án. Ảnh: Minh Hậu. 

Chưa đầy đủ thủ tục pháp lý nhưng chủ đầu tư đã đưa máy móc, thiết bị vào triển khai dự án. Ảnh: Minh Hậu. 

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, an ninh quốc phòng cho biết, Tây Nguyên là địa bàn trọng yếu, chính vì vậy khi thu hút đầu tư vào khu vực này phải đặc biệt cân nhắc. Theo quy định, quá trình cấp phép dự án phải có ý kiến chấp thuận của Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam về độ cao công trình.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, rõ ràng đã có những bất thường trong một số dự án điện gió ở khu vực Tây Nguyên và cần phải kiểm tra, rà soát để xử lý các vấn đề này.

Các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, an ninh quốc phòng cho biết, Tây Nguyên là địa bàn trọng yếu, chính vì vậy khi thu hút đầu tư vào khu vực này phải đặc biệt cân nhắc. Ảnh: Minh Hậu. 

Các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, an ninh quốc phòng cho biết, Tây Nguyên là địa bàn trọng yếu, chính vì vậy khi thu hút đầu tư vào khu vực này phải đặc biệt cân nhắc. Ảnh: Minh Hậu. 

“Đặc biệt là đối với một vùng rất chiến lược như khu vực Tây Nguyên? Ai đã tổ chức đưa họ vào? Trách nhiệm kiểm tra, giám sát ở đâu? Tôi nghĩ rằng cần phải đình chỉ chủ đầu tư đang thực hiện dự án đó khi họ đã có hành vi đưa chuyên gia Trung Quốc vào mà không thực hiện đầy đủ quy định pháp luật Việt Nam”, ông Lê Đăng Doanh nói.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Thêm 4 điểm du lịch tiêu biểu ở ĐBSCL

Cần Thơ Hiệp hội Du lịch ĐBSCL vừa công nhận 4 điểm du lịch tiêu biểu của vùng, các đơn vị tiếp tục đầu tư, nâng chất, làm mới những sản phẩm du lịch hiện có.

Bình luận mới nhất