| Hotline: 0983.970.780

Cảng cá đã chật, còn cho cảng hàng thuê mặt nước!

Thứ Hai 06/08/2018 , 15:05 (GMT+7)

Sau khi Báo NNVN đăng tải nhiều bài viết phản ảnh việc san lấp mặt nước để mở rộng Tân cảng Quy Nhơn (Cty CP Tân cảng Quy Nhơn) đã thu hẹp luồng ra vào cảng cá Quy Nhơn và khu neo đậu tránh trú bão, ảnh hưởng đến nghề cá của ngư dân, UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo kiểm tra lại vụ việc.

Ngày 17/7 vừa qua. UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo tiếp tục mở rộng Tân cảng Quy Nhơn. Theo văn bản số 4281/UBND-KT của UBND tỉnh do Phó Chủ tịch Phan Cao Thắng ký ngày 17/7/2018, giao Sở NN-PTNT chủ trì phối hợp với các cơ quan quy hoạch vùng mặt nước từ đường Nguyễn Thị Thập (TP Quy Nhơn) qua cảng cá đến bến Hàm Tử với 15ha, làm cơ sở để quản lý và đầu tư các dự án theo quy hoạch.

10-20-48_2
Cảng cá Quy Nhơn

Nội dung quy hoạch cần xác định rõ 3 khu vực, gồm: Khu neo đậu tàu thuyền, khu vực quay tàu và khu vực phục vụ cho cảng cá, đảm bảo phân luồng cho tàu cá ra vào khu neo đậu thuận tiện, chiều rộng mặt nước trước cảng cá tối thiểu 100m.

Giao Cty CP Tân cảng Quy Nhơn triển khai thực hiện đầy đủ nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 125/TB-UBND ngày 22/5/2018 với nội dung đồng ý cho Tân cảng Quy Nhơn tiếp tục thực hiện dự án theo quy hoạch, san lấp bãi sau cầu cảng 7ha.

Như vậy, điều này đồng nghĩa diện tích mặt nước dành cho hoạt động nghề cá và luồng vào khu neo đậu tránh trú trong những mùa mưa bão bị “mất đứt” đến 7ha. Trên thực tế, diện tích mặt nước từ đường Nguyễn Thị Thập qua cảng Quy Nhơn đến bến Hàm Tử rộng 20ha lâu nay đã được dùng để phục vụ hoạt động nghề cá.

Do số tàu cá tăng nhanh, hiện đã có đến 3.600 chiếc, nhất là đội tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67, nên cảng trở nên chật chội, không còn đủ diện tích mặt nước để tàu thuyền xoay trở vào mỗi mùa trăng tàu cập bến đến vài trăm chiếc/ngày, nhất là đến mùa mưa bão. Ấy vậy mà giờ diện tích này chỉ còn 15ha, tàu thuyền của ngư dân sẽ còn gặp khó khăn gấp bội.

Vừa qua, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đi kiểm tra cảng cá Quy Nhơn, ông Châu đã nhìn nhận: “Bình Định cho Tân cảng Quy Nhơn thuê 7ha diện tích mặt nước để xây dựng bãi sau cầu cảng cũng vì mục tiêu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện thì xuất hiện sự chồng chéo giữa cảng hàng và cảng cá, gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động nghề cá.

10-20-48_1
Tân cảng Quy Nhơn san lấp 7ha mặt nước thu hẹp phạm vị hoạt động của cảng cá Quy Nhơn

Cảng cá Quy Nhơn đã được quy hoạch là cảng cá loại I, là 1 trong 4 cảng cá đầu tiên trên cả nước thành lập Văn phòng thanh tra kiểm soát nghề cá trong công cuộc khắc phục “thẻ vàng” của EU. Sắp tới Bộ NN-PTNT chọn cảng cá Quy Nhơn là đơn vị cấp I trong việc xác nhận đánh bắt xa bờ theo Nghị định của EU trong việc chống đánh bắt bất hợp pháp.

Đặc biệt cảng cá Quy Nhơn là nơi neo đậu của 2.000 tàu cá vào mùa mưa bão, thế nhưng hiện đã quá tải. Sắp tới, UBND tỉnh Bình Định sẽ cùng các ban ngành liên quan cùng ngồi lại với nhau bàn bạc, xử lý sao cho hài hòa giữa cảng hàng và cảng cá”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.