| Hotline: 0983.970.780

Vụ “Cảng hàng phang cảng cá”:

Ngành nông nghiệp Bình Định 'cầu cứu' Bộ NN-PTNT can thiệp!

Thứ Sáu 29/06/2018 , 09:50 (GMT+7)

Ngành nông nghiệp Bình Định quyết định nhờ Bộ NN-PTNT can thiệp, đánh giá, xác định diện tích luồng ra vào cảng cá Quy Nhơn cần có để bảo đảm an toàn cho tàu thuyền của ngư dân hoạt động.

10-22-38_1
Tân cảng Quy Nhơn đổ xà bần lấp biển xây dựng bãi sau cầu cảng

Theo ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, năm 2012, Bộ NN-PTNT đã hỗ trợ cho Bình Định đầu tư các hạng mục nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, từ đó đến nay Bộ NN-PTNT không ngừng quan tâm tiếp tục đầu tư để cảng cá Quy Nhơn hoạt động hiệu quả hơn.

“Trong thời gian vừa qua, thực hiện việc góp phần khắc phục thẻ vàng EU đối với ngành hàng thủy sản của Việt Nam, chúng tôi cũng đã lấy cảng cá Quy Nhơn làm trọng điểm để thành lập các tổ kiểm soát nghề cá. Đặc biệt, cảng cá Quy Nhơn là 1 trong những cảng cá đã được quy hoạch là cảng cá loại I theo QĐ số 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, ông Hổ cho biết.

Cũng theo ông Hổ, trước đây cảng cá Quy Nhơn được thiết kế đủ chỗ neo đậu cho khoảng 2.000 tàu cá công suất nhỏ, có chiều dài thân tàu từ 20m trở xuống. Bây giờ, khi lực lượng tàu cá của ngư dân Bình Định hầu hết đã được nâng cao công suất để hoạt động xa bờ, tàu vỏ gỗ được cải hoán, chiều dài thân tàu tăng lên trên 20m đến 30m.

10-22-38_2
Luồng ra vào cảng cá Quy Nhơn giờ đã quá tải so với số lượng tàu cá ra vào bán sản phẩm mỗi ngày

Đặc biệt, hiện Bình Định đã có đội tàu cá đóng theo NĐ 67 gồm 48 tàu vỏ thép, 8 tàu vỏ composite và 5 tàu vỏ gỗ đã đưa vào sử dụng. So với lực lượng tàu cá công suất lớn đánh bắt xa bờ hiện nay, quy mô của cảng cá Quy Nhơn gần như đã quá tải. Nhất là vào mùa mưa bão, hơn 2.000 tàu cá của ngư dân trong tỉnh đồng loạt đi vào cảng cá Quy Nhơn để đến khu neo đậu tránh trú bão nằm bên trong cảng cá, nếu luồng lạch chật hẹp, việc di chuyển của các tàu cá cộng với gió bão sẽ gây va chạm giữa tàu này và tàu khác, tài sản và sinh mạng của ngư dân sẽ bị đe dọa.

Theo nhận định của ông Hổ, cảng cá Quy Nhơn là cảng cá duy nhất của Việt Nam nằm sát cạnh 1 cảng hàng. Các cơ quan ban hành các quy chuẩn về luồng lạch ra vào cảng cá chưa tính đến chuyện chồng lấn giữa cảng hàng và cảng cá. Vì vậy, đã dẫn đến chuyện quy hoạch mở rộng cảng hàng làm hẹp luồng lạch ra vào cảng cá như hiện nay!

“Sau khi Báo NNVN đăng bài “Cảng hàng 'phang' cảng cá!”, vào ngày 13/6/2018 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng đã có văn bản chỉ đạo các ngành liên quan gồm Sở Xây dựng, Sở TN-MT và Sở NN-PTNT phối hợp kiểm tra ảnh hưởng quy hoạch mở rộng Tân cảng Quy Nhơn đến luồng vào cảng cá Quy Nhơn. Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh, ngàng nông nghiệp Bình Định sẽ mời các đơn vị chuyên môn của Bộ NN-PTNT như Vụ Khai thác thủy sản và Trung tâm Đăng kiểm tàu cá thuộc Tổng cục Thủy sản, những đơn vị đủ điều kiện, chức năng vào đánh giá, xác định diện tích luồng lạch cần có để tàu cá công suất lớn, có chiều dài thân tàu 30m an toàn ra vào cảng cá Quy Nhơn, nhất là trong mùa mưa bão. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND tỉnh”, ông Phan Trọng Hổ nói.

10-22-38_3
Văn bản Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo các ngành liên quan kiểm tra ảnh hưởng quy hoạch mở rộng Tân cảng Quy Nhơn đến luồng vào cảng cá Quy Nhơn

 

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Hà Lan tiếp tục hỗ trợ quản lý nước, rủi ro về nước vùng ĐBSCL

Chiều 4/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp và làm việc với bà Meike van Ginneken, Đặc phái viên về nước của Hà Lan. 

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.