| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 25/07/2017 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 25/07/2017

Cạnh tranh kinh doanh - đừng kêu gọi lòng yêu nước!

Trên các con phố Hà Nội, hiện đang có nhiều xe taxi “truyền thống” dán khẩu hiệu “vẫy gọi” lòng yêu nước của khách hàng:

“Đi taxi truyền thống là bảo vệ nguồn tài chính quốc gia” (!). Thời kỳ hội nhập, thời công nghệ 4.0, khẩu hiệu trong kinh doanh như vậy liệu có hợp lý?

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Trong tiền lệ, đã từng có vài trường hợp có những khẩu hiệu mang nội dung tương tự, nhưng ở những giai đoạn và tình huống khác hẳn.

Chừng 80 năm trước, thì doanh nhân người Việt Nam, ông Bạch Thái Bưởi – chủ một hãng tàu thủy cho người tới các bến tàu, xuống tận tàu để diễn thuyết, cổ vũ cho tinh thần đồng bang, tương thân tương ái. Ông cho đặt hòm lạc quyên trên tàu để vận động ủng hộ vùng này lũ lụt, vùng kia mất mùa. Đội tàu mang những tên hiệu gắn với niềm tự hào lịch sử dân tộc như Khoái Tử Long, Đinh Tiên Hoàng, Bạch Đằng... Ông kêu gọi hành khách với khẩu hiệu: “Người ta phải đi tàu ta”.

Nhưng trước nhất, ông xây dựng hệ thống quản lý tinh gọn, chú trọng chất lượng phục vụ, giá cả và nhu cầu của khách hàng. Ông mở các tuyến vận tải theo mùa. Mùa trẩy hội chùa Hương, ông mở thêm tuyến Phủ Lý - Bến Đục phục vụ thiện nam tín nữ vãn cảnh chùa; hoặc tháng 8 âm lịch có hội đền Kiếp Bạc, ông cho mở tuyến Đáp Cầu - Kiếp Bạc (1 chuyến/ngày)…

Ông rất chú ý đến sự an toàn, vệ sinh, đặc biệt là giá vé phải chăng. Khách đi tàu của ông, dù tuyến xa hay tuyến gần bao giờ cũng được đối xử tử tế, bình đẳng.

Ông Bạch Thái Bưởi là doanh nhân Việt Nam đầu tiên đã vận dụng thành công tinh thần dân tộc như một thứ “vũ khí” phi thị trường, để chiến thắng trên thương trường. Nó hợp lý ở thời kỳ đất nước chưa độc lập, lại bị chèn ép khốc liệt bởi những nhà tư sản nước ngoài Pháp và Hoa.

Thủ tướng Chính phủ cũng vừa có văn bản trả lời chất vấn về việc thử nghiệm phương thức kinh doanh chở khách của Grab và Uber. Văn bản nêu rõ, thí điểm ứng dụng hợp đồng điện tử được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép áp dụng không dành riêng cho Grab hay Uber, mà được thực hiện cho các đơn vị kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi có sự phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối hợp đồng điện tử.

Đã có 7 đơn vị của Việt Nam tham gia cung ứng dịch vụ tương tự như của Grab và Uber. Điều này cho thấy sự thay đổi tích cực trong các doanh nghiệp vận tải và công nghệ của Việt Nam khi Chính phủ cho phép thí điểm, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang không ngừng đổi mới, chủ động nghiên cứu tiếp cận và làm chủ các ứng dụng, cạnh tranh bình đẳng với các công ty nước ngoài.

Trong xu thế phát triển, khi chúng ta đang nỗ lực xây dựng nền kinh tế thị trường, khi mỗi ngày cả hệ thống đều tìm mọi giải pháp kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài... thì những khẩu hiệu kiểu phân biệt đối xử, như là “yêu nước phải dùng sản phẩm trong nước”, “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, không còn phù hợp. Như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói trong Hội nghị “Diên hồng” với doanh nghiệp Việt ngày 18/5: “Hàng Việt phải chinh phục được người Việt”. 

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm