| Hotline: 0983.970.780

Phát triển du lịch gắn với tiêu thụ nông sản địa phương

Thứ Ba 09/11/2021 , 10:26 (GMT+7)

Những tháng cuối năm 2021, huyện biên giới Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng tập trung phát triển du lịch an toàn gắn với quảng bá, tiêu thụ nông đặc sản địa phương.

Thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh là điểm du lịch nổi tiếng nhất tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh là điểm du lịch nổi tiếng nhất tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Lan Homestay, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh là mô hình du lịch cộng đồng duy nhất đạt chuẩn 3 sao cấp tỉnh theo chương trình OCOP ở loại hình dịch vụ du lịch nông thôn năm 2020 của tỉnh Cao Bằng.

Chị Hoàng Thị Lan, chủ Lan Homestay chia sẻ: Tất cả các khách du lịch khi đến với cơ sở đều phải được tiêm đủ 2 mũi vacxin phòng Covid-19, test SARS-CoV-2 âm tính và thực hiện đủ quy định phòng, chống dịch Covid-19. Lan Homestay cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch, tiêu chí đón khách ngoại tỉnh đảm bảo an toàn và có kiểm soát.

Cùng với đó, đơn vị chú trọng nâng cao chất lượng các loại thực phẩm, ưu tiên quáng bá đặc sản của Trùng Khánh và các địa phương với khách du lịch. Thời gian tới, Lan Homestay sẽ đăng ký sản phẩm đặc sản vịt cỏ Trùng Khánh là sản phẩm OCOP, đưa vịt cỏ bản địa là thực phẩm chính trong thực đơn các bữa ăn cho khách du lịch tại cơ sở.

Ngoài ra, các sản phẩm đặc sản khác của huyện Trùng Khánh khác như: hạt dẻ, quýt Trà Lĩnh, gạo nếp Ong, tương mẹc cảng… cũng được giới thiệu đến các du khách, góp phần tiêu thụ nông sản, quảng bá sản phẩm của địa phương.

Các điểm du lịch cộng đồng homestay là nơi thu hút du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm. Ảnh: Toán Nguyễn.

Các điểm du lịch cộng đồng homestay là nơi thu hút du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm. Ảnh: Toán Nguyễn.

Sau khi Nghị quyết 128 của Chính phủ ban hành, nhiều du khách đã rất háo hức khi được quay trở lại du lịch tại huyện Trùng Khánh, nơi có nhiều điểm du lịch hấp dẫn nhất tỉnh Cao Bằng. Đặc biệt, Cao Bằng là tỉnh duy nhất chưa có một ca nhiễm Covid-19 nào sau nhiều lần bùng dịch bệnh nên các du khách trong và ngoài nước đều rất yên tâm khi đến đây trải nghiệm.

Anh Phạm Hồng Quân, thành phố Hà Nội tâm sự: Huyện Trùng Khánh là địa chỉ tôi không thể bỏ qua khi đến du lịch Cao Bằng vì có thác Bản Giốc là thác nước đẹp nhất Việt Nam, động Ngườm Ngao kỳ thú và nhiều điểm du lịch hấp dẫn khác. Tôi thấy công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ở Cao Bằng được triển khai rất tốt, đảm bảo an toàn cho mọi du khách.

Đến Trùng Khánh, tôi được thưởng thức nhiều món ăn, sản vật đặc sản của địa phương rất ngon. Những khách du lịch như tôi rất thích thú khi được thưởng thức các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn do chính người dân địa phương tự nuôi trồng, anh Quân cho biết thêm.

Vịt cỏ Trùng Khánh là món ăn đặc sản hấp dẫn nhiều du khách khi đến du lịch tại huyện Trùng Khánh. Ảnh: Toán Nguyễn.

Vịt cỏ Trùng Khánh là món ăn đặc sản hấp dẫn nhiều du khách khi đến du lịch tại huyện Trùng Khánh. Ảnh: Toán Nguyễn.

Mặc dù Cao Bằng chưa phát sinh dịch Covid-19, ngành du lịch đang dần trở lại hoạt động bình thường mới nhưng huyện Trùng Khánh vẫn đang rất thận trọng trong việc mở cửa đón khách du lịch ngoại tỉnh, chủ yếu vẫn là đón khách nội tỉnh.

Thời điểm này, khách du lịch quan tâm nhất đến yếu tố an toàn, công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của các điểm du lịch, đây chính là một trong những lợi thế của du lịch Trùng Khánh nói riêng và Cao Bằng nói chung khi vẫn là vùng xanh trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Huyện Trùng Khánh hiện có 18 homestay, 32 cơ sở lưu trú với trên 600 phòng. Tính đến tháng 10/2021, tổng lượng du khách đến với huyện Trùng Khánh ước đạt trên 130 nghìn lượt.

Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc là điểm du lịch tâm linh hàng đầu của huyện Trùng Khánh nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung. Ảnh: Toán Nguyễn.

Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc là điểm du lịch tâm linh hàng đầu của huyện Trùng Khánh nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ông Trịnh Trường Huy, Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh cho biết: Sau khi Nghị quyết 128 được ban hành, UBND huyện đã có hướng mở cửa tiếp tục đón khách, phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới. Trong đó, xác định công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là bao phủ vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn huyện Trùng Khánh là yếu tố quan trọng nhất.

Huyện Trùng Khánh đã có trên 50% dân số trên 18 tuổi được tiêm 1 mũi vắc xin; 100% nhân viên tại các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch đã được tiêm 2 mũi vacxin. Bên cạnh đó, các điểm du lịch phải đáp ứng đủ, thực hiện nghiêm khẩu trang, khử khuẩn theo quy định.

Từ đầu tháng 10 đến nay, lượng du khách đến huyện Trùng Khánh đã bắt đầu tăng nhẹ, tất cả du khách đến cơ bản đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19. Song, huyện cũng không thể lơ là, chủ quan, tăng cường kiểm soát chặt chẽ du khách, rà soát ngay từ bước đầu tiên là đi từ vùng nào, cấp độ dịch ra sao để đảm bảo an toàn.

Hy vọng rằng khi hoạt động du lịch dần được khôi phục, lượng khách du lịch tăng dần sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú, dịch vụ gắn với tiêu thụ nông sản, đặc sản của địa phương, ông Huy cho biết thêm.

Xem thêm
1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Hộp quà bất ngờ từ Vinamilk mang niềm vui ấm áp đến trẻ em vùng cao

'Hộp quà bất ngờ' của Vinamilk đã xuất hiện tại Trường Mầm non Sinh Long huyện miền núi Na Hang, tỉnh Tuyên Quang vào một ngày trời trở rét đậm.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.