| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng: Trạm trộn bê tông trái phép trên đất lâm nghiệp

Thứ Năm 01/10/2020 , 10:49 (GMT+7)

Trạm trộn bê tông nhựa được xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp tại xóm Bản Mới, xã Khâm Thành, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng gây bức xúc dư luận...

Ông Ngôn Văn Toàn, công an viên xóm Bản Mới, xã Khâm Thành chia sẻ: Tháng 4/2020, đại diện của Công ty T - N - T chỉ nói với mọi người trong xóm là thuê đất để tập kết vật liệu, chứ không nói chính xác là sẽ đặt trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt, nên các hộ dân trong xóm mới đồng ý cho Công ty thuê mặt bằng với giá 15 triệu đồng/năm. Số tiền này sẽ sử dụng làm quỹ xóm chi cho một số hoạt động.

Đất lâm nghiệp chưa được chính quyền chuyển đổi mục đích, doanh nghiệp đã lấp đầy sỏi đá.

Đất lâm nghiệp chưa được chính quyền chuyển đổi mục đích, doanh nghiệp đã lấp đầy sỏi đá.

Còn ông Nông Văn Hiệp, Chủ tịch UBND xã Khâm Thành cho hay: Khu vực đất mà xóm Bản Mới cho doanh nghiệp vào thuê để đặt trạm trộn là đất lâm nghiệp, huyện giao cho xóm quản lý. Khi cho doanh nghiệp thuê, đại diện xóm cũng như Công ty T - N – T, không có văn bản nào báo cáo với xã về mục đích, cũng như giá thuê.

Ông Hoàng Văn Tiến, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trùng Khánh khẳng định: Công ty T - N - T đã tự ý đặt trạm trộn và tập kết hàng trăm khối đá tại xóm Bản Mới, xã Khâm Thành khi chưa được huyện cho phép. Do đó, ngày 4/9/2020 huyện đã vào kiểm tra và có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với Công ty T - N - T. Mức phạt là 20 triệu đồng.

Chưa có giấy phép xây dựng, nhưng trạm bê tông nhựa nóng đã hoạt động bình thường

Chưa có giấy phép xây dựng, nhưng trạm bê tông nhựa nóng đã hoạt động bình thường

Ngoài ra còn yêu cầu doanh nghiệp phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành.

Dù đã bị xử phạt và đình chỉ hoạt động từ đầu tháng 9. Nhưng đến ngày 28/9, phóng viên NNVN có mặt tại hiện trường, thì mọi hoạt động trộn bê tông vẫn diễn ra. Ông Trần Văn Thức, phụ trách vận hành trạm trộn cũng thừa nhận Trạm trộn bê tông vẫn có hoạt động, mẻ trộn gần nhất là ngày 26/9/2020 được hơn 30 khối bê tông nhựa.

Trao đổi với ông La Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh: Đoàn của tỉnh vào kiểm tra, đã phát hiện khu vực đặt trạm trộn có một phần nằm ở diện tích rừng phòng hộ, đã yêu cầu Công ty đưa diện tích này ra khỏi dự án đầu tư.

Sau khi huyện ra quyết định xử phạt, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng đã có công văn về việc Công T - N - T đầu tư trạm trộn tại xóm Bản Mới là không phù hợp với địa hình, quy mô. Còn việc dù đã bị xử phạt và tạm đình chỉ từ đầu tháng 9/2020, nhưng trạm vẫn tiếp tục hoạt động thì huyện không biết.

Bị phạt và dừng hoạt động để hoàn trả mặt bằng, nhưng doanh nghiệp vấn lén lút hoạt động.

Bị phạt và dừng hoạt động để hoàn trả mặt bằng, nhưng doanh nghiệp vấn lén lút hoạt động.

Việc tự ý lắp đặt trạm trộn bê tông nhựa nóng tại xóm Bản Mới, xã Khâm Thành khi chưa thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, chưa có chứng nhận đầu tư, chưa xin phép chính quyền địa phương... đã bị phạt, buộc hoàn trả mặt bằng, nhưng doanh nghiệp vẫn ngang nghiên hoạt động, bất chấp quy định của pháp luật rất cần được làm rõ, nhằm góp phần bảo vệ quỹ đất nông lâm nghiệp.

Xem thêm
Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm