| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp khai thác đá đổ thải lấp ruộng trồng lúa

Thứ Bảy 19/09/2020 , 06:48 (GMT+7)

Doanh nghiệp vận tải Hồng Dũng khai thác đá, đã đổ thải lấp ruộng trồng lúa của 5 hộ dân xóm Nặm Loát, xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng…

Khai trường Mỏ đá Thâm Bốc II, xóm Nặm Loát, xã Nguyễn Huệ, huyện Hoà An tỉnh Cao Bằng.

Khai trường Mỏ đá Thâm Bốc II, xóm Nặm Loát, xã Nguyễn Huệ, huyện Hoà An tỉnh Cao Bằng.

Bà Trần Thị Sự, xóm Nặm Loát, xã Nguyễn Huệ huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng cho biết: Những thửa ruộng của 5 hộ dân trước đây vẫn trồng lúa. Từ khi mỏ đá đổ thải phía trên, mỗi trận mưa lớn đất thải chảy xuống, lấp hết các thửa ruộng dưới chân khu vực bãi thải, buộc 5 hộ này phải bán toàn bộ ruộng cho doanh nghiệp.

Không chỉ bị mất ruộng trồng lúa, nguồn nước sinh hoạt hằng ngày của các hộ dân trong xóm đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. “Lấy nước từ mỏ nước này về đun, cặn đóng dày từng mảng, ghê lắm, váng bột đá đầy mặt nước, cả xóm giờ phải lấy nước ăn ở chỗ khác, xa lắm…” Bà Sự chia sẻ.

Không chỉ lấp ruộng và ô nhiễm nước ăn, doanh nghiệp còn đổ đất đá thải ngay bên bờ sông Củn, khi có mưa lũ, đất đá thải trôi tràn xuống lòng sông, làm thu hẹp dòng chảy, ô nhiễm nguồn nước.

Người dân xóm Nặm Loát cho biết mỏ nước ăn dưới chân bãi thải đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Người dân xóm Nặm Loát cho biết mỏ nước ăn dưới chân bãi thải đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Hộ bà Hứa Thị Niệm, xóm Nặm Loát có hơn 3.000 m2 ruộng trồng lúa hằng năm, liền kề những thửa ruộng bị đất đá thải vùi lấp của 5 hộ đã bán cho doanh nghiệp, cũng đang bị đất đá từ bãi thải trôi xuống, cứ sau mỗi trận mưa, đám ruộng lại bị thu hẹp, đất ruộng pha lẫn bột đá thải, đất bị khô cằn năng suất lúa giảm nghiêm trọng.

Người dân xóm Nặm Loát rất bức xúc khi đất ruộng bị vùi lấp bởi đất thải của mỏ đá.

Người dân xóm Nặm Loát rất bức xúc khi đất ruộng bị vùi lấp bởi đất thải của mỏ đá.

Trao đổi về việc mua bán đất ruộng giữa Doanh nghiệp Vận tải Hồng Dũng với các hộ dân xóm Nặm Loát, cùng câu chuyện hàng nghìn m2 đất ruộng đã bị đất đá thải vùi lấp, ông Hoàng Văn Hương, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huệ, huyện Hoà An và bà Lương Thị Vàng, Công chức địa chính, nông nghiệp, môi trường xã cho biết, đến nay, xã chưa thấy doanh nghiệp và các hộ dân bán ruộng đến làm thủ tục mua bán chuyển nhượng.

Đặc biệt là việc đổ thải lên đất nông nghiệp như phản ánh, xã không nhận được văn bản nào của cấp có thẩm quyền cho phép Doanh nghiệp Vận tải Hồng Dũng khai thác đá ở Mỏ đá Thâm Bốc II hay được đổ thải vùi lấp đất ruộng trồng lúa tại xóm Nặm Loát.

Đất đá thải được đổ cả xuống suối Củn, làm biến dạng dòng chảy, gây sói lở khi mưa lớn.

Đất đá thải được đổ cả xuống suối Củn, làm biến dạng dòng chảy, gây sói lở khi mưa lớn.

Đổ đất đá thải lấp đất trồng lúa sẽ gây hậu quả tiêu cực về lâu dài đối với cuộc sống người nông dân, đặc biệt nơi cây lúa là nguồn thu chính để nuôi sống các gia đình như bà con trong xóm Nặm Loát.

Rất mong chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng vào cuộc làm rõ, góp phần trả lại mặt bằng trồng lúa cho bà con nông dân nơi đây.                                                                          

Xem thêm
Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất