| Hotline: 0983.970.780

Cao su Quảng Nam với mục tiêu thay đổi để phát triển

Thứ Năm 17/02/2022 , 18:11 (GMT+7)

Cty TNHH MTV Cao su Quảng Nam đã đặt ra những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể để từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Ngày 17/2, Cty TNHH MTV Cao su Quảng Nam đã tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động năm 2022 và tổng kết sản xuất kinh doanh năm 2021.

Ông Thái Bảo Tri, Tổng Giám đốc Công ty Cao su Quảng Nam cho biết, năm 2021 vừa qua, dù đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng Cty đã cố gắng nỗ lực để hoàn thành vượt kế hoạch đề ra. Ảnh: L.K.

Ông Thái Bảo Tri, Tổng Giám đốc Công ty Cao su Quảng Nam cho biết, năm 2021 vừa qua, dù đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng Cty đã cố gắng nỗ lực để hoàn thành vượt kế hoạch đề ra. Ảnh: L.K.

Theo ông Thái Bảo Tri, Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Cao su Quảng Nam, năm 2021 vừa qua Cty đối mặt với rất nhiều thách thức. Có thể kể đến như tình hình nguồn vốn của Cty còn gặp nhiều khó khăn; ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thời tiết diễn biến khắc nghiệt và hậu quả của cơn bão số 9 năm 2020 để lại làm giảm diện tích, mật độ, chất lượng vườn cây từ đó làm giảm năng suất, sản lượng mủ khai thác…

Cùng với đó, do kết quả sản xuất, xuất kinh doanh của Cty những năm gần đây không hiệu quả nên thu nhập của người lao động chưa cao, không tạo động lực cho người lao động làm việc và không thu hút được người lao động có trình độ và năng lực về làm việc cho Cty…

Hiện tại, Cty đang quản lý gần 5.900ha vườn cây cao su trải rộng trên địa bàn 6 huyện và 18 xã. Trong đó có gần 2.170ha cao su kiến thiết cơ bản, hơn 2.700ha cao su khai thác, trên 950ha diện tích thanh lý do bão và giao về địa phương. Đa phần diện tích nằm ở các khu vực khó khăn, địa hình đồi dốc và nằm xen lẫn vào diện tích vườn cao su, vườn keo và các vườn cây khác của người dân nên rất khó quản lý.

“Mặc dù gặp những khó khăn như vậy nhưng đến cuối năm 2021, đơn vị đã cơ bản hoàn thành việc chăm sóc vườn cây kiến thiết cơ bản đảm bảo phát triển tốt, khai thác sản lượng mủ được 2.483 tấn/2.480 tấn, đạt 100,12% kế hoạch Tập đoàn giao. Cty vẫn đảm bảo được ổn định tiền lương, thu nhập và đời sống cho cán bộ công nhân viên, người lao động, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với công nhân lao động và hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước”, ông Tri nói.

Hiện nay, Cty TNHH MTV Cao su Quảng Nam đang quản lý gần 5.900ha vườn cây trải rộng trên địa bàn 6 huyện, 18 xã. Ảnh: L.K.

Hiện nay, Cty TNHH MTV Cao su Quảng Nam đang quản lý gần 5.900ha vườn cây trải rộng trên địa bàn 6 huyện, 18 xã. Ảnh: L.K.

“Tỉnh Quảng Nam cũng đồng ý và ủng hộ chủ trương tái cơ cấu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cũng như Cty TNHH MTV Cao su Quảng Nam và mong chủ trương sớm được triển khai. Có các phương án như vừa phát triển cây cao su vừa trồng thêm các loại cây khác, chẳng hạn như cây dược liệu dưới tán rừng cao su hoặc xây dựng các khu công nghiệp. Như thế sẽ tăng được giá trị sản xuất cũng như thu nhập cho công nhân”, ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Ông Tri cho rằng, năm 2022 giá mủ vẫn còn nhiều biến động cũng như điều kiện còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế mà Cty cần tiếp tục tập trung thực hành tiết kiệm, tiết giảm đầu tư, giảm chi phí để hạ giá thành. Đảm bảo vườn cây sinh trưởng phát triển tốt, đạt năng suất, sản lượng. Đặc biệt là xác định những nhiệm vụ, giải pháp đột phá để tạo bước phát triển mới, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch Tập đoàn giao cũng như đảm bảo thu nhập và ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên, người lao động.

“Để thực hiện được những nhiệm vụ này, thì trong năm 2022 phải tập trung vào các vấn đề cơ bản như: chỉ ra những nguyên nhân, hạn chế của năm 2021 và các biện pháp để khắc phục; cố gắng để thực hiện tiết giảm các chi phí hạ giá thành từ các khâu khai thác, vận chuyển, chế biến và quản lý mủ.

Ngoài ra, cần tiếp tục xây dựng kế hoạch tái cơ cấu, sắp xếp lại bộ máy tổ chức hoạt động của Cty, cơ cấu lại lao động, vườn cây; quan tâm nhiều hơn nữa về vấn đề nâng cao thu nhập của người lao động đặc biệt là nhân rộng mô hình xen canh. Đồng thời tiếp tục phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nhân rộng các điển hình tiên tiến trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả…”, ông Tri cho biết thêm.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, trong thời điểm khó khăn do dịch bệnh Covid-19, về giá mủ cao su trên thị trường thế giới bị giảm sút nhưng Cty vẫn nỗ lực hoạt động, đảm bảo thu nhập cho người lao động là một điều đáng mừng. Hiện nay Cty Cao su Quảng Nam đang quản lý gần 6.000ha nhưng doanh thu năm 2021 mới chỉ đạt 127 tỷ là còn thấp, chưa xứng tầm. Do đó, trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả hơn nữa.

Ông Lê Thanh Tú, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho rằng, năm 2020, cơn bão số 9 đã ảnh hưởng rất lớn đến diện tích vườn cây của Cty Cao su Quảng Nam. Sản lượng năm 2020 của đơn vị chỉ đạt 60% kế hoạch nhưng bước qua năm 2021 đã hoàn thành và đạt, vượt kế hoạch đề ra. Đây là nỗ lực phi thường của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ, nhân viên, người lao động Cty.

Ông Lê Thanh Tú, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đánh giá cao sự nỗ lực của Cty TNHH MTV Cao su Quảng Nam trong thời gian vừa qua. Ảnh: L.K.

Ông Lê Thanh Tú, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đánh giá cao sự nỗ lực của Cty TNHH MTV Cao su Quảng Nam trong thời gian vừa qua. Ảnh: L.K.

“Năm 2022 cũng sẽ còn những khó khăn nhưng với sự nỗ lực của toàn Cty cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương hy vọng chúng ta sẽ vượt qua những khó khăn đó và có những bước phát triển mới. Những chia sẻ của đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đó là động lực, là định hướng, là giải pháp cho Cty cũng như Tập đoàn trong giai đoạn sắp tới.

Chúng ta sẽ tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp suốt nhiều năm qua. Trong đó khai thác tối đa tiềm năng nguồn lực về đất đai, cố gắng biến những vấn đề trên lý thuyết thành thực tiễn để nâng cao thu nhập cho cán bộ, nhân viên và người lao động, đóng góp vào sự phát triển của địa phương, xứng đáng với sự kỳ vọng của các thế hệ lãnh đạo của Cty”, ông Tú chia sẻ.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm