| Hotline: 0983.970.780

Cập nhật danh sách doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp

Thứ Tư 18/09/2024 , 13:22 (GMT+7)

Tính đến 16 giờ ngày 19/9, tổng giá trị hỗ trợ từ các doanh nghiệp đã đạt hơn 22 tỷ đồng. Danh sách các đơn vị hỗ trợ vẫn đang được cập nhật thêm. Thông tin kết nối: Ông Phạm Văn Thuyết, Cục Trồng trọt – Bộ NN-PTNT: 0982178268; ông Mai Xuân Nghiên, báo Nông nghiệp Việt Nam: 0983970780.

 

Ngày 18/9, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phố phía Bắc”.

Theo thống kê đến ngày 18/9, tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 lên tới khoảng 312.000 ha. Trước tình hình đó, việc chuẩn bị sớm vật tư nông nghiệp và giống cây trồng là vô cùng cấp thiết, đặc biệt là lúa giống để đảm bảo kịp thời vụ.

Để phục vụ cho vụ đông xuân 2024 - 2025, tổng nhu cầu cần thiết của các địa phương chịu thiệt hại là 15.000 tấn lúa giống, 112 tấn hạt giống rau và 980 tấn hạt giống ngô. Hiện tại, lượng dự trữ giống phù hợp trong kho dự trữ quốc gia bao gồm hơn 4.100 tấn lúa giống, 250kg hạt giống rau và hơn 257 tấn hạt giống ngô.

 

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung tin tưởng, với sự vào cuộc của các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cũng như từ nguồn lực địa phương và các chính sách, giải pháp hỗ trợ, nông dân trồng trọt sẽ sớm phục hồi sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng trong năm 2024.

 

Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) đã đóng góp 3 tỷ đồng dưới hình thức hỗ trợ giống và hiện vật.

 

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thaibinh Seed cũng hỗ trợ 3 tỷ đồng, bao gồm 30 tấn giống ngô và 20 tấn lúa.

 

Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đóng góp 3 tỷ đồng vật tư nông nghiệp.

 

Công ty TNHH Bayer Việt Nam đã tài trợ 20 tấn giống ngô, trị giá 2,4 tỷ đồng.

 

Công ty TNHH Hạt giống CP Việt Nam cung cấp hỗ trợ giống và tiền mặt với tổng giá trị 1,2 tỷ đồng.

 

Công ty Khai Anh Bình Thuận hỗ trợ 500 triệu đồng tiền mặt, góp phần đáng kể vào việc hỗ trợ nông dân vượt qua khó khăn.

 

Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm đã hỗ trợ 100 tấn phân bón hữu cơ trị giá 500 triệu đồng.

 

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thương mại ADI đã hỗ trợ giống lúa trị giá 410 triệu đồng.

 

Tổng Công ty Rau quả Nông sản - Công ty cổ phần đã đóng góp giống rau trị giá 300 triệu đồng.

 

Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) đã đóng góp 220 triệu đồng tiền mặt.

 

Hội Doanh nghiệp Sản xuất và Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam (VIPA) đã đóng góp 200 triệu đồng tiền mặt.

 

Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang hỗ trợ 110 triệu đồng tiền mặt.

 

Hiệp hội Hóa chất Nông nghiệp TP Hà Nội (Hacas) cũng đã hỗ trợ 100 triệu đồng tiền mặt.

 

Hợp tác xã Nông nghiệp sạch Hoàng Đạo - Công ty TNHH Tre Xanh ủng hộ phân bón trị giá 60 triệu đồng.

Nhiều doanh nghiệp đã đề xuất với Bộ NN-PTNT phân bổ nguồn hỗ trợ đến các địa phương có nhu cầu, để các công ty có thể trực tiếp giao hàng đến tay bà con nông dân, giúp việc phục hồi sản xuất diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

1. Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam hỗ trợ 3.000.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Giống và hiện vật

2. Công ty Cổ phần Tập đoàn Thaibinh Seed hỗ trợ 3.000.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: 30 tấn giống ngô và 20 tấn lúa

3. Công ty TNHH Bayer Việt Nam hỗ trợ 2.400.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: 20 tấn giống ngô

4. Công ty TNHH Hạt giống CP Việt Nam hỗ trợ 1.200.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Giống và tiền mặt

5. Công ty CP Đầu tư và Phát triển thương mại ADI hỗ trợ 410.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Giống lúa

6. Tổng Công ty Rau quả nông sản - Công ty cổ phần hỗ trợ 300.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Giống rau

7. Công ty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang hỗ trợ 110.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Tiền mặt

8. Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền hỗ trợ 3.000.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Vật tư nông nghiệp

9. Công ty cổ phần Tập đoàn Quế Lâm hỗ trợ 500.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: 100 tấn phân bón hữu cơ

10. Hội Doanh Nghiệp SX và KD Thuốc Bảo vệ thực vật Việt Nam (VIPA) hỗ trợ 200.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Tiền mặt

11. Hiệp Hội hóa chất nông nghiệp TP Hà Nội (Hacas) hỗ trợ 100.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Tiền mặt

12. Công ty TNHH Bảo vệ thực vật Akita hỗ trợ 50.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Tiền mặt

13. Công ty TNHH Vbook Hoa Kỳ hỗ trợ 50.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Tiền mặt

14. Công ty CP BVTV Asata Hoa Kỳ hỗ trợ 50.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Tiền mặt

15. Công ty TNHH TMSX Thôn Trang hỗ trợ 50.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Tiền mặt

16. Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam hỗ trợ 220.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Tiền mặt

17. Công ty Khai Anh Bình Thuận hỗ trợ 500.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Tiền mặt

18. Hợp tác xã Nông nghiệp sạch Hoàng Đạo - Công ty TNHH Tre Xanh hỗ trợ 60.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Phân bón

19. Công ty Cổ phần Giống cây trồng - Vật nuôi Thừa Thiên - Huế hỗ trợ 50.000.000. Hình thức: Tiền mặt

20. Công ty TNHH Việt Á hỗ trợ 120.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Hạt giống rau

21. Công ty TNHH hạt Giống cây trồng Hoàng Nông hỗ trợ 130.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Hạt giống rau

22. Công ty TNHHTM Hoa Sen hỗ trợ 100.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Hạt giống rau

23. Công ty TNHH giống cây trồng Tre Việt hỗ trợ 150.000.000 đồng.  Hình thức hỗ trợ: Hạt giống rau

24. Công ty TNHH Agri Sciences hỗ trợ 175.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Hạt giống ngô

25. Công ty TNHH Cường Tân hỗ trợ 240.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Hạt giống lúa

26. Công ty Cổ phẩn Nông nghiệp U&I (Unifarm, Bình Dương) hỗ trợ 1.000.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Giống chuối

27. Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup - hỗ trợ 4 tỷ đồng. Hình thức hỗ trợ: Mua hóa chất sát trùng, chế phẩm sinh học.

28. Công ty TNHH TM Trang Nông hỗ trợ 130.750.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Hạt giống rau

29. Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương hỗ trợ 842.000.000 đồng. Hình thức hỗ trợ: Ngô giống và lúa giống

30. Công ty TNHH Nông hữu hỗ trợ 170.000.000 đồng. Hình thức: Giống rau quả

31. Công ty TNHH Nhiệt đới hỗ trợ 5-6 tấn giống lúa NĐ 15

Tổng hỗ trợ các đơn vị đến 16 giờ ngày 19/9/2024 là 22.307.750.000 đồng

Danh sách đang tiếp tục được cập nhật

Nuôi cá sấu lãi 1 tỷ đồng/năm ở vùng đất U Minh Thượng

Nuôi cá sấu lãi 1 tỷ đồng/năm ở vùng đất U Minh Thượng

Ảnh 14:30

Kiên Giang An Minh là một trong 4 huyện thuộc vùng U Minh Thượng của Kiên Giang, gần đây một số nông hộ mạnh dạn đầu tư nuôi cá sấu đang cho hiệu quả kinh tế cao.

Khắc phục xong hậu quả bão số 3, thủ phủ gia cầm sẵn sàng tái đàn

Khắc phục xong hậu quả bão số 3, thủ phủ gia cầm sẵn sàng tái đàn

Ảnh 13:39

HẢI DƯƠNG Dù gà chết, chuồng sập vì bão số 3 (siêu bão Yagi) nhưng người chăn nuôi ở Chí Linh, Hải Dương cơ bản khắc phục xong, sẵn sàng tái đàn cho dịp Tết sắp tới.

Bắt bệnh, lên phác đồ cứu ổi ngập nước sau bão

Bắt bệnh, lên phác đồ cứu ổi ngập nước sau bão

Ảnh 10:53

HẢI DƯƠNG Hàng ngàn ha ổi của tỉnh Hải Dương chịu ảnh hưởng do ngập lụt đang được lực lượng khuyến nông hướng dẫn bà con nông dân cứu chữa, giảm thiệt hại.

Làng Nủ bình yên trước biến cố tan hoang 10/9/2024

Làng Nủ bình yên trước biến cố tan hoang 10/9/2024

Ảnh 15:41

Làng Nủ vốn là một bản Tày bình yên như bao bản làng khác của đất nước Việt Nam. Nhưng, thiên tai đã mang tới làng Nủ có một số phận bi thương.

Cận cảnh vùng 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân để cung cấp nước sạch

Cận cảnh vùng 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân để cung cấp nước sạch

Ảnh 15:10

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng 'rốn lũ' tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Lồng bè tan nát, lòng người nát tan

Lồng bè tan nát, lòng người nát tan

Ảnh 14:29

Bão số 3 tràn qua, cả một vùng nuôi cá lồng ở huyện Nam Sách, Hải Dương tan tác. Cá nát, lồng tan, 10 ngày sau bão, xác cá vẫn tràn lan trên mặt nước.

Xem thêm