| Hotline: 0983.970.780

Kịp thời cho nông dân vay vốn phục hồi sản xuất sau bão

Thứ Ba 17/09/2024 , 16:07 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Thành ủy Hải Phòng đã có ý kiến với ngân hàng để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân bị ảnh hưởng sau bão số 3.

Ông Lê Tiến Châu - Bí thư Thành ủy Hải Phòng - kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả sau bão số 3. Ảnh: CTV.

Ông Lê Tiến Châu - Bí thư Thành ủy Hải Phòng - kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả sau bão số 3. Ảnh: CTV.

Sau khi có thống kê cơ bản về thiệt hại trên địa bàn và giải pháp khắc phục thiệt hại sau bão số 3, Thành ủy Hải Phòng ghi nhận và đánh giá cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang cùng toàn thể người dân trong công tác phòng chống, khắc phục thiệt hại sau bão.

Thành ủy Hải Phòng đánh giá việc khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp, do vậy, để công tác khắc phục thiệt hại sau bão bảo đảm khẩn trương, kịp thời, hiệu quả. Hải Phòng sẽ tập trung huy động mọi nguồn lực, đồng thời tiếp tục rà soát, cắt giảm, giãn hoãn các nhiệm vụ chưa thực sự cấp thiết để tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3 và khẩn trương phân bổ kinh phí để các cơ quan hành chính, bệnh viện, trường học sửa chữa, khắc phục hậu quả.

Đối với các công trình cần sửa chữa, làm lại ngay sẽ thực hiện theo lệnh khẩn cấp, Sở Xây dựng, Văn phòng UBND thành phố, các địa phương triển khai các thủ tục sửa chữa, khắc phục các công trình khẩn cấp, trên tinh thần ưu tiên cao nhất.

Một cơ sở chăn nuôi gà ở Tiên Lãng bị thiệt hại nặng nề. Ảnh: Đinh Mười.

Một cơ sở chăn nuôi gà ở Tiên Lãng bị thiệt hại nặng nề. Ảnh: Đinh Mười.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ động nắm tình hình, kịp thời tham mưu giải pháp khắc phục, không để người lao động mất việc làm  và kịp thời triển khai các hoạt động quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động chịu ảnh hưởng do bão số 3.

Đáng lưu ý, trước thiệt hại lớn của ngành nông nghiệp, Thành ủy Hải Phòng đã có ý kiến chỉ đạo về việc tìm các giải pháp hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp bị thiệt hại sản xuất, nông nghiệp sau bão.

Theo đó, trước mắt, sẽ nghiên cứu tăng nguồn vốn ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội để cho các doanh nghiệp, hộ dân vay kịp thời phục hồi sản xuất, tập trung vào các lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo mức lãi suất thấp nhất có thể.

Một hộ nuôi tôm ở phường Tân Thành bị thiệt hại sau bão số 3. Ảnh: Đinh Mười.

Một hộ nuôi tôm ở phường Tân Thành bị thiệt hại sau bão số 3. Ảnh: Đinh Mười.

Cùng với đó sẽ xem xét khoanh nợ, gia hạn nợ, xóa nợ, cho vay tiếp đối với các đối tượng vay bị thiệt hại sau bão số 3. Sở Tài chính nghiên cứu tham mưu về cơ chế chính sách và nguồn kinh phí hỗ trợ hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà sập hoặc tốc mái.

“Đề nghị Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Hải Phòng tham mưu cho lãnh đạo thành phố về công tác chỉ đạo hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vay vốn ngân hàng bị ảnh hưởng của bão, đồng thời chỉ đạo các Chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời gian trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới,… để khôi phục sản xuất cho những khách hàng bị thiệt hại sau bão”.

Đối với các nguồn hỗ trợ thông qua Mặt trận Tổ quốc, Thành ủy Hải Phòng yêu cầu nhanh chóng có kế hoạch phân bổ, hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, đúng nơi. Trước mắt, phân bổ ngay kinh phí hỗ trợ để các địa phương hỗ trợ người dân thiệt hại nhà sau bão, nhất là các nhà bị tốc mái, sập nhà,…

Một nhà xưởng trên địa bàn phường Đồng Hòa, quận Kiến An, đổ sập toàn bộ. Ảnh: Đinh Mười.

Một nhà xưởng trên địa bàn phường Đồng Hòa, quận Kiến An, đổ sập toàn bộ. Ảnh: Đinh Mười.

Số liệu thống kê thiệt hại đến nay mới đang tương đối, một số địa phương gặp khó khăn khách quan nên sẽ tiếp tục thống kê thiệt hại sau bão theo quy định, tập trung thực hiện các giải pháp tái thiết hệ thống hạ tầng bị thiệt hại, đặc biệt là các hạng mục cấp bách tại các trường học, bệnh viện, trụ sở các cơ quan hành chính.

Đối với hệ thống hạ tầng viễn thông, điện, nước đã khắc phục cơ bản, cần tiếp tục rà soát, củng cố để bảo đảm sự ổn định, bảo đảm chất lượng như trước khi có bão. Cả hệ thống chính trị tập trung cao để hỗ trợ di dời khẩn cấp đối với các hộ đang sử dụng nhà tại các chung cư nguy hiểm trên địa bàn. Cùng với đó sẽ hạn chế tối đa các hoạt động lễ hội, vui chơi giải trí, tổ chức hoạt động trung thu tiết kiệm để dành nguồn kinh phí khắc phục thiệt hại sau bão.

Thành ủy Hải Phòng cũng yêu cầu các địa phương tục huy động lực lượng dọn dẹp, tổng vệ sinh đường phố, khu dân cư. Ngành y tế tổ chức phun khử khuẩn, bảo đảm vệ sinh môi trường không để phát sinh dịch bệnh sau bão. Tiếp tục khẩn trương khắc phục thiệt hại cây xanh bị gãy đổ, hệ thống hạ tầng điện, viễn thông, giao thông... Rà soát vị trí đổ rác, không đổ rác thải cạnh bờ sông; xử lý rác cây xanh sau bão hiệu quả, khoa học.

Xem thêm
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Cấp tỉnh không quá 14 Sở

Ban chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 yêu cầu tổng số Sở thuộc UBND cấp tỉnh không quá 14 Sở, riêng Hà Nội và TP.HCM không quá 15 Sở.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là cuộc cách mạng lớn

An Giang có trên 300 nghìn nông dân trực tiếp sản xuất lúa và 229 hợp tác xã đang đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác

Thân nhân của 3 hộ dân thôn Làng Nủ viết đơn xin không nhận nhà tái định cư, nhường ngôi nhà khang trang cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn.