| Hotline: 0983.970.780

'Cát tặc' mặc sức lộng hành, chính quyền bất lực!

Thứ Ba 17/07/2018 , 08:26 (GMT+7)

Thời gian qua, lưu vực sông Hồng đoạn chảy qua địa phận thôn Phương Trù, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu (Hưng Yên), đã diễn ra hiện tượng khai thác cát ồ ạt khiến người dân vô cùng bức xúc.

Làm mưa làm gió

Theo ghi nhận của PV NNVN từ tháng 2/2018 đến nay, hàng ngày dọc sông Hồng địa phận thôn Phương Trù xuất hiện hàng chục tàu hút cát ngang nhiên hoạt động. Điểm nóng nhất là tại đội 3, nhiều tàu hút cát ngang nhiên hoạt động bất kể ngày đêm nhưng không thấy lực lượng chức năng xử lý.

16-49-52_nh_1
Tình trạng khai thác cát ồ ạt tại thôn Phương Trù

Ông Nguyễn Hữu Thiện, người dân đội 3 nói: Bắt đầu từ mùng 6 Tết trở đi, ngày nào cũng có 40- 50 tàu thay phiên nhau hút cát gần bãi canh tác nhà tôi. Có hôm đỉnh điểm, nhiều tàu đến hút cùng lúc nhìn như “múa rồng” trên sông. Các tàu đến từ rất nhiều nơi, như xã Tân Châu (Khoái Châu, Hưng Yên), Thanh Hóa, Hải Dương, Thái Bình,… nên tình hình rất phức tạp.

Ông Nguyễn Như Yên, trưởng thôn cho hay, người dân đã có ý kiến lên thôn, thôn gửi đơn lên xã. Cuối năm 2017, Cty CP Phố Hiến là DN khai thác cát đã về làm việc với thôn xin phép khai thác cát trên địa phận thôn Phương Trù, nhưng người dân không đồng tình. Sau buổi làm việc, mọi việc tạm lắng xuống.

16-49-52_nh_2
Nhiều đoạn bờ song bị sạt lở, sụt lún

Nhưng không rõ nguyên nhân vì sao, sau đó hoạt động khai thác cát bỗng trở nên dồn dập, rầm rộ hơn trên khắp đoạn sông từ xã Tân Châu cho tới thôn Phương Trù. Nghe nói, DN này "chạy" được giấy cho phép khai thác cát từ trên tỉnh, nên học chẳng sợ sệt gì. Vấn đề “cát tặc” nhức nhối hơn bao giờ hết.
 

Gây sạt lở nhiều nơi

Tình trạng khai thác cát khiến nhiều đoạn đất bãi dọc bờ sông bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng. Nhiều người dân, nhiều tờ đơn cầu cứu các cơ quan chức năng xuống xem xét giải quyết nhưng tàu cát vẫn không giảm, thậm chí đông đảo hơn. Người dân mất ăn, mất ngủ trước thực trạng này.

16-49-52_nh_3
Taluy và sườn sông bị sạt lở nghiêm trọng

Anh Nguyễn Hữu Hậu ở đội 3, chia sẻ: Cứ với tình trạng khai thác cát ồ ạt như hiện nay chẳng mấy mà đất đai, ruộng vườn chìm nghỉm dưới sông. Nhiều đoạn đất lưu không đã sạt lở, sụt lún nghiêm trọng. Cứ nghe tiếng máy nổ lại thấp thỏm. Chẳng may vợ con đi làm tụt chân xuống mấy chỗ sạt lở thì sao. Lo ngay ngáy tính mạng thế này, hỏi làm sao yên tâm làm ăn được.

“Chúng tôi thuê được 2,47 mẫu rìa sông trồng chuối, tổng chi phí tới 800 triệu. Con số đó cực kỳ lớn với người nông dân, hơn nữa hầu hết là tiền đi vay. Chuối thì vẫn chưa thu vụ nào, thuyền khai thác cát thì cứ ùng ục dưới sông, giờ biết sống sao đây”, anh Hậu ngao ngán.

Đất bãi ven sông ở đội 5 cũng không ngoại lệ. Bà Dung, người dân ở đây cho biết, có nhiều diện tích đất lưu không bị sụt lún, sạt lở sâu vào bờ khoảng 15m. Giờ người dân giờ không dám ra múc nước sông để tưới rau, bởi chẳng may tụt chân thì chết chắc.

Ông Cự, đội trưởng đội 5, cho hay đội có tổng diện tích đất ven sông 40 mẫu. Do khai thác cát ồ ạt, diện tích đất lưu không bị sạt lở, sụt lún sâu vào 10-15m. Hầu như taluy đã bị lở hết, sườn bờ sông lồi lõm, nham nhở, có chỗ còn bị sạt lở dựng đứng, nhìn rất ghê rợn.

16-49-52_nh_4
Nhiều bãi tập kết cát mọc lên ven sông
“Trước tình trạng cát tặc lộng hành như chỗ không người, cùng hiện tượng sụt lún, sạt lở bờ sông, chúng tôi cũng đã trình bày sự việc lên xã, mong muốn được giải quyết càng sớm càng tốt để người dân yên tâm SX. Nhưng tới nay, vẫn chưa nhận được bất kỳ chỉ đạo hay phản hồi gì từ phía xã, huyện”, ông Nguyễn Như Yên, Trưởng thôn Phương Trù.

 

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.