| Hotline: 0983.970.780

Chủ tịch các huyện, thị xã chịu trách nhiệm nếu để xảy ra cháy rừng

Thứ Tư 02/04/2025 , 16:06 (GMT+7)

HÀ NỘI Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có rừng chịu trách nhiệm nếu để cháy rừng, phá rừng hoặc vi phạm quản lý đất lâm nghiệp mà không xử lý, báo cáo kịp thời...

UBND TP Hà Nội  yêu cầu các địa phương có rừng thực hiện nghiêm túc chỉ đạo tại Công điện số 25 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).

Hiện trường vụ cháy rừng tại huyện Sóc Sơn, ngày 14/11/2024. Ảnh: Đức Lê.

Hiện trường vụ cháy rừng tại huyện Sóc Sơn, ngày 14/11/2024. Ảnh: Đức Lê.

Theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây cần khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan và UBND cấp xã triển khai đồng bộ các biện pháp PCCCR. Đặc biệt, các địa phương này phải phân công lãnh đạo UBND huyện trực tiếp chỉ huy, phối hợp với lực lượng chức năng, tổ chức lực lượng ứng trực suốt 24/24 giờ trong thời gian cao điểm cháy rừng.

UBND các xã có rừng được yêu cầu tăng cường tuần tra, kiểm tra tại các khu vực trọng điểm, những nơi thường xuyên xảy ra cháy rừng hoặc có nguy cơ cao. Đồng thời, phải thực hiện nghiêm các phương án PCCCR đã xây dựng, hạn chế tối đa người dân ra vào rừng trong những ngày nắng nóng cực điểm. Người dân cũng được vận động, tuyên truyền để nâng cao ý thức, không đốt lửa, xử lý thực bì bừa bãi trong và ven rừng.

Các chủ rừng và chính quyền cơ sở phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thiết bị và lực lượng để ứng phó với mọi tình huống theo phương châm “4 tại chỗ”: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Mục tiêu là giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, đồng thời đảm bảo an toàn cho người tham gia chữa cháy và tài sản của nhân dân.

Một điểm nhấn trong công văn là yêu cầu rõ trách nhiệm cá nhân. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có rừng sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng hoặc vi phạm trong quản lý đất lâm nghiệp mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý hiệu quả, kịp thời và không báo cáo đúng quy định.

Công an TP Hà Nội được giao nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương để điều tra, xử lý triệt để các hành vi vi phạm về bảo vệ rừng và PCCCR. Những vụ hủy hoại, lấn chiếm, phá rừng nếu phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Song song với đó, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn UBND xã và chủ rừng xây dựng và thực hiện phương án PCCCR phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Việc huấn luyện, thực hành chữa cháy rừng cũng cần đảm bảo sát với tình huống thực tiễn, không để bị động khi có cháy rừng xảy ra.

Sở Nông nghiệp và Môi trường được giao phối hợp với Công an thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô và UBND các huyện, thị xã rà soát, kiểm tra tình hình thực hiện công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Những tồn tại, nguy cơ phải được phát hiện sớm, có biện pháp ngăn chặn trước khi cháy rừng xảy ra. Định kỳ, các cơ quan phải có báo cáo gửi UBND TP để theo dõi, chỉ đạo.

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội được yêu cầu bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ trong thời gian cao điểm cháy rừng. Ngoài việc tuần tra, kiểm tra các khu vực có nguy cơ cháy cao, đơn vị này còn cần đặc biệt chú ý tới các điểm du lịch, khu vực tổ chức lễ hội, hoạt động tâm linh, nơi thường thu hút lượng lớn người dân và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh cháy.

Bộ Tư lệnh Thủ đô cũng phải chỉ đạo các đơn vị quân đội đóng quân trong khu vực có rừng chú trọng công tác PCCCR khi tổ chức huấn luyện, bắn đạn thật hoặc diễn tập trong, ven rừng. Lực lượng vũ trang cần sẵn sàng hỗ trợ chữa cháy rừng khi có yêu cầu điều động...

Xem thêm
Người vay qua đời, khoản nợ có được xóa bỏ?

Khi người vay không may qua đời, khoản nợ vẫn tồn tại. Người thừa kế phải trả trong phạm vi di sản nhận được, trừ khi hợp đồng quy định khác.

Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Thái Bình: Khen thưởng Ban chuyên án phá đường dây lô đề nghìn tỷ

Công an tỉnh Thái Bình vừa tổ chức biểu dương, khen thưởng Ban chuyên án triệt phá đường dây lô đề quy mô hàng nghìn tỷ đồng do ông trùm ‘Tuấn chợ Gốc’ cầm đầu.

Bộ Công an: Cụm thi đua số 4 giao ước giải quyết tin tố giác tội phạm đạt 90%

Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua 'Vì an ninh Tổ quốc' năm 2025.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Điều tra bổ sung vụ nữ CEO Công ty Nhật Nam chiếm đoạt 4.816 tỷ đồng

Vũ Thị Thúy, nữ CEO Công ty Nhật Nam, bị cáo buộc lừa đảo 25.925 người, thu hơn 9.113 tỷ đồng, chi 4.297 tỷ để trả gốc và lãi, chiếm đoạt 4.816 tỷ đồng.

Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí trong đầu tư công, đất đai, tài sản công

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND nhằm cụ thể hóa các biện pháp phòng, chống lãng phí trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Bình luận mới nhất