| Hotline: 0983.970.780

Cấy ghép - Khoa học viễn tưởng trong phẫu thuật thẩm mỹ?

Thứ Bảy 12/01/2019 , 09:35 (GMT+7)

Nếu chỉ nói về các phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) mục đích cải thiện, nâng cao ngoại hình “trời cho không vừa ý” thì nhiều người sẽ hỏi, nhẽ đâu động lực để ngành Giải phẫu thẩm mỹ phát triển chỉ vì thay đổi bề ngoài không vừa ý?

Không. PTTM phát triển từ Khoa Tạo hình trong y khoa. Nếu bạn gặp những người bị biến dạng vì tai nạn giao thông hay bỏng, sẽ thấy sự diệu kỳ của PTTM và sẽ cảm ơn sự tồn tại đầy nhân văn của ngành này.

2095704842
Các bác sĩ thực hiện công đoạn cắt phần mặt người hiến tặng trong một ca ghép mặt tại Mỹ tháng 8/2018

Trường hợp anh lính cứu hỏa Pat Hardison tại Missisipi (Mỹ) là một điển hình. Năm 2001, khi mái nhà bị cháy sập đổ trên đầu anh thì Hardison chỉ mới 27 tuổi. Đồng nghiệp của anh, Jimmy Neal, nhớ lại việc gặp Hardison ngay sau tai nạn đã phải thốt lên: “Đối với những người công việc cứu hỏa như chúng tôi, thường gặp các ca cháy bỏng nặng, tôi chưa thấy bất cứ ai bị bỏng nặng đến vậy mà vẫn còn sống”.

Trong 14 năm sau đó, Hardison chiến đấu không chỉ với nỗi đau, mà còn thường phải chịu đựng sự nhìn chằm chằm từ người lạ. Và anh dần mất hy vọng thay đổi được vẻ ngoài biến dạng của mình. Nhưng vào tháng 8/2015, các bác sĩ tại Trung tâm Y tế Đại học New York Lang Langone đã tiến hành cấy một khuôn mặt khác cho Hardison. Đó là khuôn mặt của David Rodebaugh, 26 tuổi, đã chết trong một tai nạn đi xe đạp. Cuộc phẫu thuật kéo dài 26 giờ và Hardison chỉ có 50% cơ hội sống sót. Trước khi phẫu thuật, cô con gái lớn Alison của Hardison đã tự hỏi tại sao cha cô lại phải trải qua chuyện đó, cho đến khi cô nói lời tạm biệt ngay trước khi phẫu thuật.

"Tôi cũng không thể tin được rằng, chúng tôi có thể làm được điều này", bác sĩ Eduardo Rodriguez, Trưởng khoa PTTM của bệnh viện chia sẻ sau đó. Hardison đã sống sót và một năm sau, cuộc sống của anh đã hoàn toàn thay đổi.

Hard Hardison chia sẻ: “Bây giờ tôi chỉ là một người bình thường đi bộ trên đường phố. Tôi không còn phải đội mũ sắt và đeo kính râm. Tôi có thể như mọi người bình thường khi đi với bạn bè xuống phố. Người dân - họ có thể nhìn tôi và nói điều gì đó đã và đang xảy ra, nhưng họ không bao giờ nhìn tôi và nghĩ rằng tôi đã ghép mặt hay tôi bất bình thường. Bình thường đã trở thành hiện thực. Bình thường là thứ mà tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ lại có được”.

Trong những năm gần đây, ngành ghép tạng đã có những bước tiến lớn trong việc cấy ghép các cấu trúc phức tạp do hiểu rõ hơn về giải phẫu học, các liệu pháp ức chế miễn dịch và hiểu biết nhiều hơn về các yếu tố nguy cơ và biến chứng trong từng trường hợp cụ thể. Do đó, các quy trình phức tạp như ghép mặt toàn phần đã được thực hiện thành công. Tuy nhiên, ở giai đoạn này các thủ thuật như vậy không được thực hiện trên quy mô lớn, bởi vì vẫn còn nhiều thách thức.

08-32-03_hrdison_truoc_v_su_ghep_mt
Hardison trước và sau khi ghép mặt

Trong lĩnh vực này, thách thức không chỉ là có người đồng ý hiến khuôn mặt hay không mà còn trong việc xác định liệu có tìm được người nhận (của mô) có phù hợp hay không. Mặc dù mô sẽ được ghép càng sát càng tốt, nhưng nó không thể là khớp chính xác vì nó đến từ một người khác và do đó sẽ buộc người nhận phải dùng chế độ thuốc ức chế miễn dịch trong suốt quãng đời còn lại. Mặc dù tuân thủ chế độ, người nhận vẫn có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau như ung thư…

Nhưng trong tương lai, điều này có thể thay đổi. Nhiều chuyên gia tin rằng các tiến bộ y học sẽ thành công hơn trong việc kiểm soát hệ thống miễn dịch, điều này sẽ cho phép họ thực hiện cấy ghép các cấu trúc phức tạp trên phổ bệnh rộng hơn. Điều này có thể có nghĩa là nó ngày càng có ý nghĩa hơn đối với việc ghép mặt, mũi, mí mắt, tai…

PGS.TS. BS Đỗ Quang Hùng, Trưởng khoa PTTM - Tạo hình Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM) cho biết, hiện nay, mỗi ngày, khoa PTTM - Tạo hình của bệnh viện Chợ Rẫy đều liên tục có các ca ghép da đồng mô (mô da của chính bệnh nhân) và dị mô (mô da của người thân, thậm chí da động vật phù hợp như heo) cho các bệnh nhân bị phỏng hoặc bị mất da vì TNGT. Không chỉ góp phần vào việc cứu sống bệnh nhân mà còn giúp bệnh nhân có lại được cuộc sống bình thường.

(Kiến thức gia đình số 2)

Xem thêm
Sàng lọc ung thư thực quản bằng bọt biển

Trong vòng 3 năm tới, những người bị ợ nóng sẽ được xét nghiệm lâm sàng ung thư thực quản thông qua một xét nghiệm kéo dài khoảng 10 phút.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để kiểm soát đường huyết

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường thì chế độ ăn uống phù hợp là điều cần được chú trọng.

Chữa đau đầu bằng ngải cứu nhanh chóng, hiệu quả

Ngải cứu được biết đến với khả năng xoa dịu cơn đau thần kinh, thúc đẩy tinh thần tỉnh táo, giảm mệt mỏi, và cải thiện lưu thông máu đến não.