Viêm xoang là bệnh gì?
Viêm xoang là tình trạng viêm của lớp niêm mạc lót trong xoang. Khi các xoang bị viêm, lớp niêm mạc trong xoang bị phù nề, tăng ứ đọng dịch nhầy mủ trong xoang, gây hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi. Khí các lỗ thông xoang bị tắc, các dịch nhầy sẽ bị tích tụ. Và đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn tới nhiễm trùng xoang.
Vệ sinh mũi họng kém là một trong những nguyên nhân gây viêm xoang. Khi mũi họng không được chú ý chăm sóc và vệ sinh tốt, các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn và virus sẽ có cơ hội tấn công hệ thống mũi xoang gây viêm xoang. Các dị tật về cấu trúc mũi xoang như polyp mũi, vẹo vách ngăn là nguyên nhân gây giảm thông khí, thông dịch tại các xoang khiến vi khuẩn phát triển gây bệnh.
Môi trường sống cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu sống trong một môi trường không khí ô nhiễm (khói, bụi, thuốc lá..), vi khuẩn, virus trong các hạt bụi li ti sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua luồng khí thở gây viêm mũi, sau đó phát triển thành viêm xoang.
Thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm, độ nhạy cảm của lớp niêm mạc các xoang tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm xoang.
Cách trị viêm xoang mũi
Song song với thăm khám và điều trị theo chỉ định bác sĩ, bạn có thể thực hiện các cách trị viêm xoang mũi tại nhà sau.
Thoa tinh dầu
Nếu bị đau nhức vùng chữ T và nghẹt mũi, khó thở, bạn hãy thoa tinh dầu (bạc hà, khuynh diệp) lên vùng chữ T và mũi. Trong tinh dầu có chứa hoạt chất kháng khuẩn cùng mùi hương dịu nhẹ, dễ chịu, giúp giảm đau và thông mũi hiệu quả. Bên cạnh đó, cho vài giọt tinh dầu vào máy xông rồi đặt trong phòng ngủ cũng giúp bạn cảm thấy thư thái và ngủ ngon hơn.
Chườm khăn ấm
Đây cũng là cách làm thuyên giảm triệu chứng nghẹt mũi và đau nhức vùng chữ T do viêm xoang mũi gây ra. Bạn chỉ cần nhúng một chiếc khăn sạch vào nước ấm, vắt ráo rồi đặt lên mặt. Dưới tác động của hơi ấm, mạch máu bên trong mũi được giãn nở, dịch nhầy được loãng ra, nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy bớt đau nhức, hết nghẹt mũi.
Rửa mũi hằng ngày
Để làm sạch mũi xoang, bạn hãy dùng nước muối sinh lý để rửa mũi hoặc xịt mũi. Với cách này, bạn có thể thực hiện hằng ngày mà không lo tác dụng phụ. Nhưng lưu ý, nên dùng nước muối sinh lý bán sẵn, tránh dùng nước muối tự pha vì đôi khi, bạn pha ít muối, không đủ để sát khuẩn hoặc pha nhiều muối, làm tổn thương niêm mạc.
Đổi tư thế ngủ
Dễ dàng nhận thấy các vấn đề về hô hấp thường dễ xảy ra trong lúc ngủ. Nếu bạn thường xuyên nghẹt mũi, khó thở khi ngủ, hãy thử thay đổi tư thế, chẳng hạn, nằm ngửa và gối cao đầu. Tư thế này giúp đường thở thông thoáng hơn, giảm nghẹt mũi hiệu quả. Khi không còn cảm giác khó chịu do nghẹt mũi, bạn sẽ có được giấc ngủ ngon. Khi ngủ ngon, cơ thể tăng cường sản xuất bạch cầu để chống lại các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ điều trị viêm xoang mũi.
Xoa bóp, bấm huyệt
Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp viêm mũi xoang không biến chứng. Bằng cách dùng tay tác động lên các huyệt nghinh hương, ấn đường, tỵ thông, hợp cốc, các cơ ở vùng này được thư giãn, máu được lưu thông tốt hơn và chất nhầy tống ra ngoài hiệu quả hơn.